Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Co phieu khoang san va cao su tang manh nhat tren HSX tuan qua

tui dung laptop | jefferson elementary school | thoi trang | du lich do son |

kich song

|

Giao dịch tuần này giảm khoảng 30% so với tuần trước do trong tuần trước, STB được thỏa thuận khối lượng lớn.

Tuần 23/4-27/4, VN-Index tăng hơn 1,8% lên 473,8 điểm, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá trị giao dịch trung bình 1.345 tỷ đồng, tương ứng trung bình 85 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. So với tuần trước, giá trị giao dịch giảm 32% trong khi khối lượng giao dịch giảm 29%.

BAS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tuần qua. Trong 5 phiên tăng trần, tuy giá cổ phiếu chỉ tăng 500 đồng nhưng tỷ lệ tăng giá lên tới 56% do giá cổ phiếu thấp. BAS đã có phiên thứ 6 liên tiếp tăng trần. Cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 3/5, do thua lỗ 3 năm liên tiếp.

CSM sau khi giảm sàn 2 phiên cuối tuần trước, tăng trần trọn vẹn tuần này, tương ứng 26,6%, đóng cửa tại 23.300 đồng. Cổ phiếu cao su khác là SRC , tăng giá gần 26%, đóng cửa tại 17.000 đồng. Cao su Đà Nẵng DRC tăng 25,5%.

Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tuần qua là các mã khoáng sản. Trong đó, KSA tăng 26%. Tính trong 17 phiên gầy đây, KSA đã tăng trần trong 14 phiên, tương ứng gần 82%. Với BMC , tính từ cuối tháng 3 đến nay, mã này chỉ có 1 phiên giảm giá, còn lại đều là các phiên tăng. Trong 17 phiên gầy đây, BMC tăng trần trong 15 phiên.

Trong 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất chỉ có 2 mã khoáng sản, nhưng các cổ phiếu khác như KSH , KSS , KTB đều tăng trần trong cả 5 phiên, và tăng trưởng trên 25%. KSH tăng trần 12/13 phiên gầt đây. KSS có tròn 10 phiên giao dịch liên tiếp tăng trần, tuy 2 phiên cuối tuần trước giao dịch đột biến nhưng giá cổ phiếu chưa có dấu hiệu giảm.

KTB có 9/10 phiên gần nhất tăng trần. Trong phiên cuối tuần, KTB giao dịch hơn 4 triệu cổ phiếu, gấp 3 lần khối lượng giao dịch trung bình. BGM và LBM có 4 phiên tăng trần.

Một số cổ phiếu tăng giá trên 25% trong tuần qua là VNE , POM , HSG , FBT .

Nhóm các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất, dẫn đầu là STG , với cả 5 phiên giảm sàn nhưng khối lượng giao dịch thấp. 2 phiên đầu tuần, cổ phiếu này chỉ khớp lệnh 10 đơn vị. VNS giảm giá trong cả 5 phiên (hơn 14%) xuống 23.600 đồng.

Các mã tăng giá mạnh nhất

Các mã giảm giá mạnh nhất

Giá đóng cửa 27/4

Thay đổi

Giá đóng cửa 27/4

Thay đổi

BAS
1.400
55,56%

STG
21.500
21,82%
CSM
23.300
26,63%

TIP
34.100
14,96%
KSA
20.200
26,25%

VNS
23.600
14,18%
SRC
17.000
25,93%

VNI
6.000
11,76%
BMC
63.500
25,74%

NHW
9.400
8,74%

Bên sàn Hà Nội , HNX-Index tăng 2,7% trong tuần vừa rồi, đóng cửa phiên cuối tuần sát 80 điểm. Trung bình một phiên, có hơn 70 triệu cổ phiếu được giao dịch, giá trị 735 tỷ đồng. So với tuần giao dịch trước đó, khối lượng trung bình giảm 29%, giá trị trung bình giảm 32%.

CAP tăng trần trong cả 5 phiên, tương ứng hơn 39%, lên giá 37.400 đồng. Trước đó, có thông tin về việc trả cổ tức tỷ lệ 52% bằng tiền của CAP , ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/5.

VIX có 15 phiên liên tiếp tăng trần, tương ứng 136%. Trong tuần qua, cổ phiếu này tăng giá 38%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của VIX thấp, trung bình khoản 20 nghìn cổ phiếu/ phiên. Ngày 25/4, VIX được giao dịch thỏa thuận 2,7 triệu cổ phiếu.

PVV tăng trần trong 4 phiên đầu tiên nhưng phiên cuối tuần chỉ còn tăng 4,6%. Tăng trưởng cả tuần gần 34%. Trong phiên giao dịch cuối tuần, khối lượng khớp lệnh là 1,3 triệu đơn vị, gấp 4 lần khối lượng giao dịch trung bình trước đó.

Cổ phiếu khoáng sản, BKC tăng hơn 31%. HGM tăng gần 30%. CMI 2 phiên đầu tuần giảm nhẹ nhưng tăng trần trong cả 3 phiên còn lại. Riêng phiên cuối tuần, mã này dư mua giá trần hơn 3 triệu cổ phiếu.

Nhóm các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất hầu như không có giao dịch, VC3 , CTV , BXH , MHL giao dịch trung bình 1-2 nghìn cổ phiếu/ phiên. Chỉ có PHS khớp lệnh trung bình 30 nghìn cổ phiếu/ phiên, giảm giá 16%.

Các mã tăng giá mạnh nhất

Các mã giảm giá mạnh nhất

Giá đóng cửa 27/4

Thay đổi

Giá đóng cửa 27/4

Thay đổi

CAP
37.400
39,03%

VC3
20.200
19,20%
VIX
14.200
37,62%

CTV
4.300
18,87%
SDE
8.100
35,00%

BXH
9.700
18,49%
PVV
9.100
33,82%

MHL
5.800
17,14%
BKC
15.900
31,40%

PHS
4.100
16,33%

Nguồn DVT


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Thuong hieu Viet thang the tren san nha

may tinh van phong | kich song | tư vấn luật | Thành lập doanh nghiệp | thoi trang |

gia vang

|

gia vang hom nay

| |

Kết quả khảo sát Thương hiệu châu Á vừa được Công ty tư vấn BP Nikkei công bố cho thấy, tại Việt Nam, thương hiệu nội trong lĩnh vưc viễn thông, ngân hàng, thực phẩm, tiêu dùng... được xếp cao hơn tên tuổi ngoại.

Trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam, Viettel và MobiFone được xếp hạng cao nhất. Về đồ uống, Trung Nguyên - một trong những thương hiệu cà phê đầu tiên xây dựng được chuỗi sản phẩm của mình trên toàn quốc - đã áp đảo đối thủ trực tiếp là Highlands Coffee. Trung Nguyên nhận 70,2 điểm, còn Highlands Coffee chỉ đạt 41,4 điểm.

Thương hiệu Việt thắng thế trong lĩnh vực viễn thông, may mặc. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, những thương hiệu nội địa như Vietcombank, Agribank và Bảo Việt cũng đạt thứ hạng cao hơn so với các thương hiệu quốc tế như HSBC, VISA hay American Express. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, xu hướng người Việt chọn sử dụng ngân hàng online, thẻ tín dụng quốc tế sẽ khiến nhà cung cấp ngoại quốc có nhiều thuận lợi hơn trong tương lai.

Cũng theo kết quả cuộc khảo sát, chương trình kích cầu của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng thương hiệu nội địa khá thành công. Điều này thể hiện rõ nhất tr ong nhóm hàng tiêu dùng nhanh như thực phẩm, công nghiệp may mặc. Bằng chứng là Vinamilk, Trung Nguyên, Kinh Đô, Việt Tiến, Vissan... đều đạt những thứ hạng dẫn đầu.

Các thương hiệu nội, ngoại trong cuộc khảo sát được xếp hạng dựa trên một số những tiêu chí như độ gần gũi, nổi bật, chất lượng, tiên tiến... Theo đó, thương hiệu xuất hiện thường nhật trong cuộc sống của người tiêu dùng như Nokia, Honda, Vinamilk đều nhận được điểm cao nhất về chỉ số ưa thích, đồng cảm, gần gũi. Còn Google nhận được ngôi quán quân với câu hỏi "cảm thấy buồn nếu nó biến mất".

Về tiêu chí tiên tiến, Apple - thương hiệu hàng đầu trong khảo sát thương hiệu châu Á tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan - chỉ xếp thứ 13 tại Việt Nam. Điễm trung bình các tiêu chí nói chung của Apple cũng chỉ đứng thứ 26. Dù vậy, thương hiệu này vẫn nhận được số điểm cao về chất lượng, thiết kế và sự nổi bật.

Đang nắm lợi thế so với thương hiệu ngoại song các chuyên gia thực hiện cuộc khảo sát này cho rằng, xu hướng đó có thể đi xuống với sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không bị đánh giá là tiêu cực mà sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt và gay gắt trên thị trường trong tương lai gần.

Ông Yahiro, Tổng giám đốc công ty Nikkei BP, đơn vị chủ trì khảo sát này cho rằng các thương hiệu Việt Nam đã bắt đầu chú trọng vào xây dựng thương hiệu. Lý do khiến thương hiệu Việt Nam được xếp hạng cao hơn tên tuổi ngoại là đạt điểm mạnh trong các tiêu chuẩn gần gũi, thuận tiện và dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế, thương hiệu Việt Nam cần chú trọng hơn vào sự sáng tạo và đổi mới.

Cuộc khảo sát thương hiệu châu Á được thực hiện trong suốt năm 2011, tại 8 thị trường là Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam. Ở mỗi thị trường có một công ty riêng trực tiếp triển khai, dưới sự giám sát và chủ trì của Công ty tư vấn BP Nikkei.

Trong đó, ở mỗi thị trường đơn vị tiến hành khảo sát sẽ chọn 40 thương hiệu nội địa và 60 thương hiệu quốc tế để thu thập ý kiến đánh giá, xếp hạng của người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí như sự gần gũi, nổi bật, chất lượng, sáng tạo... Riêng ở Việt Nam, con số này là 38 thương hiệu nội và 62 thương hiệu ngoại.

>> Trung Nguyên mất tên miền thương hiệu 'café Chồn'

Xuân Ngọc


Theo www.baomoi.com