Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Thi truong BDS Cho chieu, gia chua xuong nuoc

Giải pháp cho bất động sản năm 2011 Một đám đông khá lớn bất thình lình tấn công một chiếc siêu xe Ferrari F430 Spider khi đang di chuyển trên đoạn đường trong thành phố của Brazil. Giải pháp cho bất động sản năm 2011

Bán giá gốc vẫn ế ẩm

Anh Trần Nguyễn Huy - Trưởng phòng Kinh doanh Cty Địa ốc Đất Xanh, cho biết: Trong tháng 2, tại 2 dự án được rao bán tại sàn Đất Xanh, đã có 35 căn hộ Star City và 4 căn hộ tại dự án Royal City giao dịch thành công. Số lượng này có thể coi là lớn tại thời điểm này, khi có nhiều sàn "bán không được", anh Huy cho biết.

Điều này lý giải hiện tượng nhân viên bán hàng của các sàn giao dịch BĐS dốc sức mời gọi cộng tác viên để đẩy được hàng đi với giá gốc không còn là chuyện lạ nữa. Nếu như trước đây muốn mua được một căn hộ, khách có nhu cầu thực phải qua dăm bảy cầu với tiền chênh lệch cao có khi tương đương một căn hộ, thì nay việc bán hàng giá gốc đến tận tay khách hàng, dịch vụ tận tình, không còn là chuyện lạ. Lạ là dù chăm sóc và mời gọi kỹ nhưng hàng vẫn chịu cảnh mãi lực chậm, đặc biệt là dự án cao cấp.

"Cộng tác viên có khách cứ alô cho chúng tôi, khách mua giá gốc, không phải chịu chênh lệch, và người giới thiệu vẫn được nhận hoa hồng cho công dẫn khách" - Cán bộ phụ trách bán hàng một Cty BĐS chuyên bán các dự án cao cấp mời mọc.

Gấp rút ưu tiên tuyển thêm nhân viên bán hàng là cách mà các sàn, Cty BĐS đang làm nỗ lực nhằm cứu vãn cho thị trường đang lâm cảnh chợ chiều hiện nay.

Sẽ giảm giá khi nhu cầu dừng lại

Đó là nhận định của anh Nguyễn Thạch Ly - cán bộ tài chính một Cty thành viên thuộc TCty VINACONEX. Theo anh Ly, hiện tại, thị trường BĐS TP.HCM đang ở tình cảnh cung vượt cầu, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường BĐS Hà Nội cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Thời gian tới, rất nhiều dự án mới tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường và cuối năm 2011 và đầu năm 2012, thị trường sẽ tăng mạnh nguồn cung với ước tính hàng chục ngàn căn hộ. Cạnh tranh sẽ còn quyết liệt hơn hiện nay rất nhiều.

Kèm theo đó, quyết định thắt chặt tiền tệ đối với cho vay BĐS đang được coi là làm khó các chủ đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là giảm giá BĐS có phải là giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của thị trường và của DN hay không?

Các DN cho rằng, với những nhà đầu tư có chiến lược tài chính dài hạn, trường vốn thì không có gì phải lo lắng dù ngân hàng thắt chặt vốn vay. Tuy nhiên số DN có đủ tiềm lực, tự chủ được vốn không nhiều. Phần đông là nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng, tình trạng bán lúa non khi mới xong phần móng của hầu hết các dự án chứng tỏ rõ điều này.

Hầu hết các DN đều bán lúa non chứ mấy ai đợi hoàn thiện xong mới bán đâu. Khi bắt đầu bán lúa non, tiến hành thu tiền từng đợt của khách hàng, là DN đã có nguồn để trả nợ ngân hàng. "Khó khăn lớn nhất là đầu ra" - anh Nguyễn Thạch Ly nhận định. Theo đó, thị trường năm nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2010, vì ảnh hưởng lớn từ lãi vay cao, vật liệu tăng giá, riêng thép đã tăng giá vài lần. "Nếu tính thuận chiều, đầu vào tăng thì giá bán sẽ phải tăng, nhưng thực tế, BĐS đã liên tục tăng giá và hiện đã ở mức rất cao. Những người có đủ 2 - 3 tỷ đồng để mua chung cư đã vãn, không còn nhiều, trong khi số dự án đang xây dựng và hoàn thành của phân khúc căn hộ giá trung bình và cao cấp còn rất lớn. Đặc biệt là căn hộ cao cấp, gần chạm ngưỡng bão hòa rồi.

Còn theo anh Trần Nguyễn Huy, tình trạng ế ẩm là thực tế xảy ra với một số dự án giá quá cao, mãi lực kém. Tuy nhiên, với những dự án giá rẻ thì vẫn vô tư. DN ế hàng cầm vốn lâu sẽ càng khó khăn, đặc biệt khi lãi suất ở mức cao, phải chấp nhận bán hòa vốn để thu tiền trả nợ ngân hàng. TP.HCM, các DN đã ế hàng chục nghìn căn hộ, miền Bắc cũng khó tránh khỏi tình trạng này nếu như các dự án vẫn tiếp tục trong khi sức mua đã chạm ngưỡng. Khi đó muốn bán được hàng, DN buộc phải hạ giá. Còn khi giới đầu cơ còn sức mua, còn tiền để ôm hàng thì chừng đó người ít tiền vẫn chưa thể mua được.

Còn đại diện Cty Địa ốc Hùng Phát thì cho rằng, đứng về phương diện của sàn BĐS thì càng nhiều cung sàn càng mừng, vì khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn, bên cạnh giá cả là yếu tố quyết định đối với sức mua. "Nếu giá cả chịu giảm bớt, đến cuối năm thị trường nhà đất sẽ có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn".

Mat 5 ty USD tin dung cho bat dong san nam nay

Theo GS. Đặng Hùng Võ, kinh tế năm 2011 sẽ khó khăn không kém năm 2008. Việc kiểm soát lạm phát thông thường được thực hiện dưới ba giải pháp vĩ mô: giải pháp tiền tệ (tăng hoặc giảm nguồn cung ra thị trường), giải pháp tài khóa thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và giải pháp kiểm soát giá (áp đặt giá lên thị trường). Những biện pháp mà chính phủ đưa ra sẽ bám sát vào mục tiêu tổng quát là tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Dưới sự chi phối của các yếu tố vĩ mô, thị trường bất động sản năm 2011 phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tiền tệ, tài khóa, trong đó có cả việc giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng bất động sản. Ông Võ dự báo, thời gian tới đây chúng ta sẽ chứng kiến sự thoái vốn tạm thời trên thị trường bất động sản. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý cũng như năng lực tài chính để đối phó với tình trạng trên.

Phối cảnh một góc dự án Royal City của Vingroup

Ông Võ đưa ra ba gợi ý giải pháp cơ bản để các nhà đầu tư bất động sản phát triển luồng vốn của mình:

Thứ nhất, nhà đầu tư có thể huy động nguồn tiền cho thị trường bất động sản bằng hình thức mua bán "nhà trên giấy" hoặc một biến thể khác là hình thức vay vốn của người tiêu dùng và cam kết trả lại bằng nhà ở. Đây chính là phương thức mua bán bất động sản tương lai, phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ hai, động viên nguồn vốn đầu tư, hợp tác từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác vào bất động sản, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). "Giải pháp này không mang lại hiệu quả cao song lúc này việc hợp tác để có vốn giải cứu cho thị trường bất động sản đứng vững cũng là điều nên được xem xét", ông nói.

Phương án hữu hiệu thứ ba cần hướng tới là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài để tận dụng lãi suất thấp, thường chỉ từ 4-5%. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn nằm dưới dạng kịch bản bởi chưa được chính phủ phê duyệt.

Ông Võ cho biết thêm, trước đây chính phủ đã từng cho thí điểm thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài nhưng cái khó là luật pháp chưa cho phép. Chúng ta chưa có cơ chế sử dụng đất dành cho các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài không phải là nhà đầu tư vào Việt Nam.

Ông cho rằng, Chính phủ cần xem xét đề nghị Quốc hội sớm có những điều chỉnh về luật đất đai, tạo cơ chế cho phép việc thế chấp bất động sản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Có vậy mới làm cho thị trường bất động sản Việt Nam đứng vững.

Lạc quan thị trường bất động sản Hà Nội

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội "không đáng lo lắm" so với thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh bởi sức "cầu" ở Hà Nội dành cho cả nước chứ không chỉ cho người dân thủ đô. Bởi lẽ, nhu cầu bất động sản ở Hà Nội gắn với nền văn hóa, giáo dục, các dịch vụ xã hội mang tính cao cấp. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo giới đầu tư không chủ quan, ỷ lại và luôn phải chuẩn bị những giải pháp thực tế khi có biến động xấu xảy ra.

Ông Phạm Thanh Hưng, PTGĐ Tập đoàn Kinh doanh và Dịch vụ Bất động sản Thế kỷ nói, dư nợ cho vay trong bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 chiếm đến 47%, trong khi Hà Nội chỉ chiếm 16%, còn lại là các tỉnh thành phố khác. Như vậy, người dân thành phố Hồ Chí Minh dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao thị trường gặp khó khăn ngay. Còn ở Hà Nội, các nhà đầu tư sẽ không quá lo lắng thị trường bất động sản rơi vào tình trạng thiếu vốn để duy trì và hoạt động ổn định.

Ông Hưng cho biết, lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường bất động sản chính là các nhà đầu tư thứ cấp, hay lướt sóng. Vai trò của đối tượng này là khởi động dự án, tạo tính thanh khoản cao, làm cầu nối thông tin, cung cấp các nguồn vốn thứ cấp và kiểm chứng thị trường cho nhà đầu tư..

Thụy Nguyên

Người chủ chiếc xe chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, thì hàng loạt những chất liệu màu trắng đặc, nước, thức ăn… đã được nhóm người "nổi loạn" này ném lên xe biến chiếc xe từ màu đỏ thành một màu trắng toát. Theo một số người có mặt tại hiện trường cho biết, hầu hết những người tấn công chiếc siêu xe Ferrari F430 Spider đều trong tình trạng say xỉn sau khi tham dự lễ hội carnaval sôi động tại Brazil.

Chiếc Ferrari F430 Spider màu đỏ sau khi bị tấn công biến thành màu trắng

Sau khi tấn công xong chiếc F430 Spider, đám đông lại chạy tức tốc về phía trước định tấn công tiếp chiếc Porsche Panamera màu trắng và những chiếc xe khác. Tuy nhiên, những chủ điều khiển này đã kịp thời phát hiện âm mưu của đám đông và chạy thoát.

Mời các bạn cùng theo dõi video sau

Nếu không xem được video vui lòng bấm vào đây để tải và cài flash player


Cong vien Hoa Binh sut lun, lenh lang nuoc

Phối cảnh tổng thể dự án - Q2 sẽ trở thành mẫu SUV nhỏ nhất trong gia đình Audi trong thời gian tới. Phối cảnh tổng thể dự án

Cong vien Hoa Binh sut lun, lenh lang nuoc

Nằm trên diện tích hơn 20 ha (trong đó mặt hồ chiếm 5,5 ha), công viên Hòa Bình có 3 cổng chính, với bức tượng đồng hình mẹ bồng con và cánh chim bồ câu nặng 20 tấn, cao 7,2 mét được đặt ở giữa công viên. Điểm nhấn này chính là biểu tượng cho thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, thịnh vượng.

Tuy nhiên, không lâu sau khi khánh thành, công viên hiện đại nhất thủ đô đã xuống cấp rõ rệt.

Vài ngày sau trận mưa, ở khu vực tượng đài mẹ bồng con vẫn còn những vũng nước lớn thế này.

Tại khu vực bậc thềm lên xuống ngay sát cổng chính, nước liên tục rỉ ra...

...khiến bậc thềm bằng đá xanh đã ngả màu vàng.

Thậm chí, một số chỗ còn mọc rêu, bám cặn, gây trơn trượt.

Một số cụ già thường xuyên tập thể dục tại đây cho hay, nhiều tuyến đường dạo trong công viên luôn bị rỉ nước như thế này.

Một số vũng nước tồn tại lâu ngày...

...còn trở thành nơi sinh sống của nòng nọc.

Không chỉ bị rò rỉ, lênh láng nước, khu vực trung tâm công viên còn xuất hiện những vết lún, nứt.

Đá ốp bị bong tróc.

>> Xem tiếp

Nguyễn Lê

Vicem xay 54.000m2 van phong hang A tai Cau Giay

Dự án được xây dựng trên diện tích 8.450 m² tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy – Hà Nội, với chức năng làm trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại.

Dự án bao gồm tòa nhà cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm, với tổng diện tích sàn khoảng 78,270 m², trong đó phần nổi khoảng 54,000 m².

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.000 tỷ đồng do Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm chủ đầu tư. Công ty tư vấn kiến trúc KSP Jürgen Engel Architekten (CHLB Đức) tại Việt Nam là đơn vị tư vấn thiết kế.

Dự kiến năm 2013 sẽ hoàn thành dự án.

Lệ Hà

Hiện nay, dòng SUV của Audi đã có khá nhiều thành viên như Q3, Q5 và Q7. Bên cạnh đó, còn phải kể đến Q6 dự kiến sẽ sớm có mặt trên thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, có vẻ như Audi vẫn chưa cảm thấy đủ. Theo một nguồn tin, Audi đang phát triển mẫu xe off-road nhỏ nhất, mang tên Q2, để cạnh tranh với đối thủ Nissan Juke vốn đã gặt hái không ít thành công trên thị trường thế giới.
Audi Q2 - Thách thức mới dành cho Nissan Juke
Hình ảnh của Audi Q2 do AutoExpress cung cấp.
Qua những hình ảnh độc quyền của AutoExpress , diện mạo của Audi Q2 đã hiện ra khá rõ ràng. So với mẫu SUV 3 cửa Q3 hiện nay, Audi Q2 trông thể thao hơn. Dự kiến, tiểu SUV mới nhất của Audi sẽ được giới thiệu dưới dạng concept trong vòng 12 tháng tới.
Sở hữu hình dáng nhỏ gọn, Audi Q2 chỉ cần dùng đến động cơ của dòng xe A1. Như vậy, cung cấp sức mạnh cho Audi Q2 sẽ là loại 4 xylanh, phun nhiên liệu trực tiếp, dung tích 1,4 lít mới nhất, tích hợp công nghệ ngắt xylanh. Ngoài ra, hãng Audi còn cung cấp động cơ diesel, dung tích 1,6 lít cho Q2.
Audi Q2 - Thách thức mới dành cho Nissan Juke
Audi Q2 có thể sẽ dùng động cơ lấy từ dòng A1 hiện nay.
Cũng theo một số thông tin, không gian bên trong Audi Q2 được bố trí khá chặt chẽ với chỉ 4 chỗ ngồi và hàng ghế phía sau có thể gập lại. Trong khi đó, không gian chứa đồ sẽ được mở rộng đáng kể tương tự những mẫu SUV khác. Phần nóc xe sẽ có dạng úp xuống khá dốc tạo cảm giác nhỏ gọn nhưng cao ráo, tương tự BMW X6.
Audi Q2 - Thách thức mới dành cho Nissan Juke
Audi Q2 ra đời để giành khách với Nissan Juke.
Như vậy, Audi quyết khai thác triệt để thế mạnh của dòng Q-Series để tuyên chiến với các mẫu xe đang được ưa chuộng khác hiện nay. Trước đó, đã có thông tin về Audi Q4 được coi là đối thủ cạnh tranh của Range Rover Evoque. Về phần mình, Audi Q6 sẽ cạnh tranh trực tiếp với "đồng hương" BMW X6. Đến nay là Audi Q2 nhắm đến đối thủ bình dân hơn là Nissan Juke.

nhỏ nhất , suv , audi , hãng audi , cho nissan , nissan , mẫu suv , nissan juke , audi q2 , của range rover ,

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Dat cong cho thue truong hoc kho xay

Triển lãm là một câu chuyện mở, vừa mang tính thời sự, tính tài liệu vừa là quá trình thực hành dạng nghệ thuật thử nghiệm khi lai tạp, pha trộn các chất liệu, các phương thức tiến hành khác nhau để tạo ra một sản phẩm chứa đựng nhiều ký hiệu biểu trưng cho cuộc sống của con người đương đại vốn đa hướng và khó nắm bắt. (TT&VH) - Trong hội thảo báo cáo giữa kỳ của Dự án chống ngập nước khu vực TP.HCM diễn ra hôm 7/3, ông Hồ Long Phi, GĐ Ban quản lý Dự án cho biết, về cơ bản hầu hết các điểm ngập ở trung tâm thành phố đã giảm, nhưng hiện đang phát sinh khoảng 30 điểm khác nằm ở các quận ngoại thành. Triển lãm là một câu chuyện mở, vừa mang tính thời sự, tính tài liệu vừa là quá trình thực hành dạng nghệ thuật thử nghiệm khi lai tạp, pha trộn các chất liệu, các phương thức tiến hành khác nhau để tạo ra một sản phẩm chứa đựng nhiều ký hiệu biểu trưng cho cuộc sống của con người đương đại vốn đa hướng và khó nắm bắt.

Dat cong cho thue truong hoc kho xay

Phó chủ tịch UBND phường Cái Khế, ông La Thành Minh cũng cho biết, phường có 21.000 dân nhưng chưa có trường THCS "để con em phải chạy đi học nơi khác rất mệt mỏi".

Hai ông cũng cho biết thêm, đã kiến nghị cấp trên giải quyết nhiều năm, nhiêu lần, nhưng khó là không có đất.

Trên địa bàn hai phường có nhiều khu đất công, nhưng đã cho các công ty tư nhân thuê hoặc bỏ hoang. Ở phường Xuân Khánh, có Cty Cổ phần Xây dựng TP Cần Thơ và Cty Cổ phần Xây dựng 10, mỗi Cty đang thuê hơn 2.000 m2 đất mặt tiền đường lớn, giá khá rẻ.

Những Cty này trước đây là DNNN, khi cổ phần hóa đã thành của tư nhân, làm ăn không hiệu quả nên đất được thuê đem sử dụng không đúng mục đích.

Cty Cổ phần Xây dựng TP Cần Thơ được cổ phần hóa năm 2006, Cty thuê khu đất rộng khoảng 2.500 m2 mặt tiền đường Mậu Thân.

Giám đốc Cty, ông Vũ Tất Dậu cho biết, trừ lộ giới lô đất rộng hơn 2.100 m2, tiền thuê mỗi năm 341 triệu đồng. Khu đất đang được Cty đem cho hơn 10 cơ sở thuê mở quán nhậu, bán áo quần, cắt tóc...

Một nhân viên của cơ sở cho hay, tiền thuê lại đất một năm khoảng 1,5 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND phường Xuân Khánh nói: "Các cụ hưu trí đã có đơn phản đối việc cho thuê đất công như thế, trong khi phường không có đất xây trường THCS cho con em".

Tại phường Cái Khế, khu đất Cty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị TP Cần Thơ đang quản lý rộng gần 4.000 m2, mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám dài hơn 30 m, hình chữ nhật rất đẹp.

Cty cổ phần hóa năm 2006, được thuê khu đất nhưng sau đó hợp đồng thuê bị hủy và chính quyền đã có quyết định thu hồi khu đất.

Tuy nhiên, đến nay chưa thống nhất được giá bồi hoàn và nơi di dời nên Cty vẫn ở trên khu đất, không đầu tư khiến khu đất hoang tàn. Lãnh đạo Sở TN&MT TP Cần Thơ cho biết, chỗ ấy quy hoạch khu dân cư thương mại. Lãnh đạo phường Cái Khế ao ước, nếu được cất ngôi trường THCS thì dân rất phấn khởi.

Chủ tịch UBND quận Ninh kiều - Võ Văn Chính nói, những khu đất ấy hơi nhỏ để xây trường. Theo ông Chính, quận đang tìm kiếm những khu đất lớn hơn để xây trường đạt chuẩn quốc gia, nhất là trong các dự án dân cư mới mở.

Một vài cán bộ hưu trí cho rằng, nếu vậy những phường ở nội ô đã phát triển lâu đời chưa biết bao giờ có đủ trường học cho con em.


Co mot Ha Noi that khac trong





Qua đó, tác giả muốn tạo nên một mô hình cuộc sống thu nhỏ, một trò chơi thị giác nhằm kích thích sự giải mã từ phía người xem.

Dự án "Nhà mặt phố" của Nguyễn Thế Sơn đã được hình thành trong bối cảnh những năm gần đây, kinh tế tư nhân lên ngôi kèm theo đó là sự xuất hiện khái niệm "Nhà mặt phố." Những căn nhà hình ống mặt tiền nhỏ hẹp đua nhau xây dựng cao vút trở thành một hình ảnh phổ biến lặp đi lặp lại tràn lan trên tất cả các đô thị lớn.

Tiếp theo đó sự bùng nổ của các công nghệ quảng cáo kéo theo sự phát triển rầm rộ xu hướng "bịt mặt" các "Nhà mặt phố" bằng những tấm biển quảng cáo cỡ lớn.

Người ta bằng mọi cách tận dụng tối đa ưu thế vị trí của nhà mặt phố, biến nó thành những "ngọn hải đăng" hút ánh mắt của biển người đi đường càng nhiều càng tốt. Và thế là cuộc chạy đua cho những tấm biển quảng cáo diễn ra không ngừng nghỉ. Dần dần không gian riêng tư của mỗi gia đình biến thành không gian công cộng từ lúc nào không biết.

"Trong quá trình khảo sát và thực hiện dự án, tôi đã cố gắng thử nghiệm một khái niệm mới là 'nhiếp ảnh phù điêu' khi sử dụng chính công nghệ làm biển quảng cáo đang thịnh hành và dùng chính những người thợ trong ngành quảng cáo trực tiếp tham gia vào quá trình thi công tạo nên tác phẩm," Thế Sơn cho biết./.

Xuân Mai (Vietnam+)

(TT&VH) - Trong hội thảo báo cáo giữa kỳ của Dự án chống ngập nước khu vực TP.HCM diễn ra hôm 7/3, ông Hồ Long Phi, GĐ Ban quản lý Dự án cho biết, về cơ bản hầu hết các điểm ngập ở trung tâm thành phố đã giảm, nhưng hiện đang phát sinh khoảng 30 điểm khác nằm ở các quận ngoại thành.

Với lượng mưa từ 50mm trở lên, cộng triều cường thì nhiều nơi ở quận Thủ Đức, quận 2, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Bình Chánh… bị ngập sâu đến nửa mét nước, khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện thành phố đang phải huy động từ nhiều nguồn vốn để triển khai chống ngập, nhất là các dự án hợp tác với nước ngoài như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Hà Lan…

Nội thành bớt ngập

Từ năm 2007 đến nay, nhờ việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thoát nước, kiểm soát triều cục bộ mà khu vực trung tâm TP.HCM đã giảm đáng kể các điểm ngập ở quận 1, 3, 5, 10, 11. Dự án do JICA tài trợ với kinh phí khoảng 1 tỷ USD chủ yếu nâng cấp hệ thống cống thoát nước và san nền, kiểm soát triều cục bộ. Để triển khai các công trình này, TP.HCM đã phải đào hàng trăm km đường để thay thế cống thoát nước mưa, nước sinh hoạt đã cũ kỹ.

Sau khi hoàn tất các công trình thoát nước ở khu vực trung tâm TP, hầu như những điểm ngập sâu do mưa ở quận 1, 3, 5, 10… đã giảm đáng kể. Với lượng mưa từ 60 - 80mm thì đường phố không còn bị ngập sâu như trước. Nhiều tuyến đường như: 3/2 (quận 10), Hùng Vương (quận 5), Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Lai, Trần Hưng Đạo (quận 1) đã hết ngập với những trận mưa dưới 80mm.

Bao giờ người dân ở phường Thạnh Lộc, quận 12 mới hết cảnh chạy lũ thế này

Cũng theo ông Hồ Long Phi, hệ thống chống ngập cục bộ TP.HCM hiện đang triển khai chỉ giải quyết được tình trạng ngập khi lượng mưa có cường độ dưới 100mm, còn nếu mưa lớn kéo dài thì hệ thống này không thể đáp ứng tiêu thoát nước nhanh được.

Theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì lượng mưa có vũ lượng 100mm ở khu vực TP.HCM trong một thập niên trở lại đây liên tục tăng cao. Từ năm 1992 - 2001 TP.HCM chỉ xuất hiện 4 trận mưa có vũ lượng trên 100mm, nhưng từ năm 2002 - 2011, đã xuất hiện 11 trận mưa trên 100mm. Số lần ngập do thủy triều hàng năm cũng tăng cao bất thường, khiến người dân rất vất vả chống đỡ, trong khi chúng ta chưa thể dự báo trước được các cơn mưa lớn cũng như triều cường.

Giải pháp của thành phố đó là thường xuyên nâng cấp các tuyến đê bao vùng xung yếu, xây đập ngăn triều, kết hợp tiếp tục nâng cấp cống thoát nước. Các khu dân cư dọc hai bên sông Sài Gòn, bên bờ nhiều con kênh khu vực quận 4, 7, 8… sẽ được dời đi nơi khác để Nhà nước xây bờ bao kết hợp làm đường giao thông. Kế hoạch này hiện đang mắc vì thiếu vốn, cũng như việc triển khai chưa thật đồng bộ khiến người dân chưa đồng tình.

Giải pháp nào cho dân ngoại thành?

Cứ mỗi khi gặp mưa lớn hoặc triều cường cao trên 1m47 là nhiều nơi ở quận 12, Thủ Đức, quận 2, Gò Vấp, Bình Chánh… lại bị ngập sâu. Cá biệt có nơi như khu phố 2, P.Thạnh Lộc (quận 12) nhà dân bị ngập sâu tới 1m; nhiều đoạn bờ bao ở quận 12, Thủ Đức bị vỡ khiến nhà dân bị ngập.

Cuối năm 2011, nhiều hộ trồng mai cảnh ở P.Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) bị nước triều làm hư hại, khiến họ bị thất thu nặng. Giao thông nhiều tuyến đường ở hai phường này cũng bị ách tắc do ngập nước.

Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập khu vực TP.HCM, hiện nay khu vực trung tâm TP đã tạm ổn, nhưng từ năm 2010 đến nay đã phát sinh khoảng 30 điểm ngập mới ở khu vực các quận, huyện ngoại thành. Lý do thì nhiều, nhưng chủ yếu do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, san lấp nhiều hồ chứa tự nhiên ở khu vực này khiến khi nước triều lên không có chỗ chứa và gây ngập.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như quy hoạch chưa tốt nên xây dựng chiếm hết không gian dành cho nước, tốc độ sụt lún khu vực ngoại thành như quận 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn là đáng báo động. Bình quân mỗi năm khu vực này có tốc độ lún từ 1,5 - 2cm, nguyên nhân chủ yếu do khai thác nước ngầm quá mức, không kiểm soát được. So sánh tốc độ lún khu vực ngoại thành TP với tốc độ dâng của nước biển hằng năm khoảng 0,5cm thì rất đáng báo động. Bởi cộng tốc độ lún của nền đất với tốc độ của nước biển dâng, thì nguy cơ gây ngập sẽ còn lan rộng ở nhiều nơi của TP.HCM.

Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng ngập úng này? Nhiều chuyên gia đến từ Hà Lan tham dự hội thảo có chúng nhận định, đó là việc kiểm soát chặt hệ thống thoát nước của thành phố, quy hoạch triển khai di dời dân khỏi vùng trũng thấp, đồng thời tiếp tục đầu tư các công trình ngăn triều và kiểm soát các hồ chứa nước ở thượng nguồn đổ về thành phố.

Để làm được việc này thì thành phố phải cần rất nhiều tiền cho các dự án đầu tư, nhưng cái chính là các dự án phải đáp ứng được yếu tố thoát lũ nhanh, ngăn triều cục bộ tốt. Ngoài ra, việc quy hoạch không gian đô thị cần được thực hiện đồng bộ, khoa học và đặc biệt phải tôn trọng không gian dành cho nước, với mục đích giảm thiểu thiệt hại thay vì chỉ hạ thấp nguy cơ.

Đánh giá về dự án kiểm soát triều của Bộ NN&PTNT năm 2008, ông Hồ Long Phi cho rằng dự án này chi phí lớn, chưa xem xét đến yếu tố lún cũng như có thể làm ảnh hưởng xấu đến các dự án chống ngập mà TP đang thực hiện. Dự án của Bộ NN&PTNT đang trong giai đoạn thiết kế và chuẩn bị thi công, với dự định xây 12 cống ngăn triều lớn và làm 170km đê bao nằm ngoài khu vực huyện Cần Giờ. Chi phí cho dự án này sẽ tốn từ 2-3 tỷ USD, tăng từ 4-6 lần so với dự kiến ban đầu.

Hy vọng một vài năm tới người dân TP.HCM không phải chịu thiệt hại như người dân Bangkok trong trận lụt cuối năm 2011 vừa qua.

Thái Nguyên


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Ha Noi tiet kiem quy dat khi trien khai quy hoach nganh

(SGGPO).- Sáng nay 5-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tổ chức khánh thành dự án trùng tu di tích Tây Khuyết Đài (Hoàng thành Huế). Ngày 22.3.2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ Y tế - Bệnh viện Mẹ Âu Cơ đã tiến hành lễ khởi công xây dựng bệnh viện phụ sản Âu Cơ Biên Hòa, tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với diện tích trên 4000 m2 bao gồm 80 giường và 6 phòng khám chất lượng cao, bệnh viện này được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế của công ty kiến trúc chuyên ngành bệnh viện RTKL (Los Angeles, Mỹ) hợp tác cùng Công ty Tư vấn Kỹ thuật ABBO tại TP. HCM. (SGGPO).- Sáng nay 5-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tổ chức khánh thành dự án trùng tu di tích Tây Khuyết Đài (Hoàng thành Huế).

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, xây dựng quy hoạch đã khó, nhưng quản lý và thực hiện quy hoạch còn khó hơn nhiều.

Bà Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị UBND thành phố tiếp thu ý kiến của các đại biểu HĐND để hoàn thiện các quy hoạch, chủ động, khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết đã được HĐND thông qua.

Trong phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã phát biểu làm rõ thêm về 5 quy hoạch chuyên ngành vừa được thông qua.

Trả lời ý kiến của nhiều đại biểu về việc khan hiếm quỹ đất và nguồn vốn phục vụ cho việc thực hiện các quy hoạch trên, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết Hà Nội đang rất khan hiếm nguồn lực về đất đai, do đó, định hướng phát triển của thành phố là đưa ra các dự án theo hướng tiết kiệm quỹ đất.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội các quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu nhưng quan trọng hơn là căn cứ vào quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhấn mạnh đến tính khả thi của các quy hoạch, ông Thảo cho rằng, tính khả thi phải dựa vào cân đối của các nguồn lực và quan trọng nhất là phân kỳ hợp lý để thực hiện.

Vì vậy, UBND thành phố sẽ chỉ dành nguồn vốn đầu tư cho những công trình bức bách, ưu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, còn lại sẽ được bố trí trong giai đoạn 5 năm sau.

UBND TP Hà Nội cũng sẽ ban hành quy định về quy chế quản lý các quy hoạch đã được thông qua.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cũng bày tỏ tin tưởng các quy hoạch này sẽ được thực hiện thành công trong thời gian tới với sự đồng thuận nhất trí cao và với trí tuệ, trách nhiệm của các đại biểu HĐND và đề nghị các đại biểu HĐND tiếp tục đóng góp, hiến kế - nhất là những giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, các cơ chế, chính sách - và tăng cường giám sát để góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển của Thủ đô.

Việt Hà



Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
  • Huế
  • Bắc Trung Bộ
Danh từ
  • di tích
  • hoàng thành
  • phân viện
  • sân vườn
  • dự án
Cụm từ
  • cố đô
Động từ
  • trùng tu
  • bảo tồn
  • khánh thành
Từ chuyên môn
  • Festival
  • khoa học công nghệ
  • công trình xây dựng
Danh từ riêng
  • Miền Trung

Tin đọc nhiều

  • WB công bố đánh giá tốc độ đô thị hóa ở Việt... - Vietnam Plus 7213 lượt đọc
  • Bộ trưởng Thăng đề xuất thêm 1 giải pháp chống ùn tắc - Báo Giáo dục Việt Nam 997 lượt đọc
  • Đột nhập khu đô thị 'khủng' nhất Việt Nam - Diễn đàn Doanh nghiệp 897 lượt đọc
  • Hà Nội nhức nhối đất hoang - VIR 382 lượt đọc
  • Tháng 4, đưa vào vận hành nhiều công trình điện - Chinhphu.vn 304 lượt đọc
  • Trở thành tỷ phú nhờ trồng dứa - Báo Tin tức 249 lượt đọc
  • Hà Nội: Thanh tra 30 dự án đất để hoang - VTV 248 lượt đọc
  • Thêm nhiều sai phạm ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân... - Báo Người cao tuổi 230 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Khánh thành tượng đồng cụ Phan Bội Châu tại Huế - SGGP
  • Thừa Thiên - Huế: Nhiều dự án phá rừng - Dân Việt

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Tin liên quan Huế di tích hoàng thành

  • Festival Huế 2012: Nhiều khách sạn kín khách

Các bài mới

  • Khổ sở vì Cụm công nghiệp làng nghề gây ô nhiễm - Dân Việt
  • Cấm rao bán biệt thự tại khu vực hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt - Gafin.vn
  • Chủ tịch TP.Hà Nội: Phát triển y tế, giáo dục 65% từ ngân sách - NDHMoney.vn
  • Xuất hiện các "đô thị mới" không đáp ứng nhu cầu - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Đập tích nước, 600ha hoa màu bị ngập - Tuổi Trẻ

Các bài khác

  • Nhật chế thành công thiết bị phát điện từ rác tại gia - Pháp luật TPHCM
  • Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức đã lỗi thời - Báo GTVT
  • Cần xét lại tổng thể thủy điện Sông Tranh 2 - Tiền Phong
  • TP Hồ Chí Minh: Tạo thuận lợi cho người dân khi tách thửa đất - Chinhphu.vn
  • Thêm 2 khu đất được sử dụng xây trường mầm non - KTĐT

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Song Ngư (19/02-20/03)

Có vẻ như bạn đang thiên về chiều hướng … quá quan tâm đến bản thân mình đấy nhé. Bạn lơ là cảm giác và suy nghĩ của người khác, điều này nghe thật không hay chút nào. Tuy nhiên, lý do duy nhất mà bạn có thể "vin" vào bây giờ là: bạn đang cố chứng minh một điều gì đó về bản thân.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

(SGGPO).- Sáng nay 5-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tổ chức khánh thành dự án trùng tu di tích Tây Khuyết Đài (Hoàng thành Huế).

Các đơn vị thi công đang hoàn thiện hệ thống sân vườn để kịp đưa di tích này vào phục vụ du khách trong dịp Festival Huế và Năm Du lịch quốc gia Bắc Trung bộ - Huế 2012.

Di tích Tây Khuyết Đài (Hoàng thành Huế) đi vào hoạt động dịp Festival Huế 2012.

Cùng với Nam Khuyết Đài, Đông Khuyết Đài và Bắc Khuyết Đài, Tây Khuyết Đài là một trong công trình xây dựng từ đầu thời Nguyễn (1804). Đây là đài canh gác, trấn giữ khu vực Hoàng thành Huế.

Trải qua thời gian và chiến tranh, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tiến hành thám sát khảo cổ học để có thêm chứng cứ khoa học cho dự án trùng tu công trình này.

Tổng mức đầu tư dự án trên 9 tỷ đồng với các hạng mục, phục dựng lại nhà canh, hệ thống tường thành, lan can, sân vườn…

Văn Thắng

Dự kiến Bệnh viện sẽ được khánh thành và đưa vào hoạt động trong quý IV/2012, với đội ngũ y bác sĩ phụ sản đầu ngành từ Bệnh viện Đại học Y dược và Bệnh viện Gia Định TP.HCM.


Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Mua dat du an lui, dan lanh hau qua

Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại cho đến ngày nay, buôn Buôr (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) được coi là một trong những buôn cổ của đồng bào Ê-đê xếp vào loại quý hiếm nhất của Tây Nguyên. Thế nhưng, thời gian gần đây hàng loạt ngôi nhà cổ đang bị xuống cấp hoặc bị phá bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Nguy cơ biến mất một buôn cổ bình yên bên bờ sông sêrêpốk đang hiện hữu từng ngày... TT - Dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đang hoàn tất thủ tục để khởi công vào cuối năm 2012. Theo phương án đổ bùn nạo vét luồng lạch, có thể 36 triệu m3 bùn đất sẽ đổ ra biển. Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại cho đến ngày nay, buôn Buôr (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) được coi là một trong những buôn cổ của đồng bào Ê-đê xếp vào loại quý hiếm nhất của Tây Nguyên. Thế nhưng, thời gian gần đây hàng loạt ngôi nhà cổ đang bị xuống cấp hoặc bị phá bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Nguy cơ biến mất một buôn cổ bình yên bên bờ sông sêrêpốk đang hiện hữu từng ngày...

Theo Tuổi Trẻ

Những căn nhà này có nguy cơ bị tháo dỡ do Công ty Hoàng Hải làm dự án "lụi" - Ảnh: Minh Đức




Ngoài tiền mua đất, có người đã bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà tại khu dân cư "lụi" này.

Nguy cơ trắng tay

Bà Nguyễn Thị Ca cho biết đầu năm 2008 bà bỏ ra 700 triệu đồng mua một nền đất 100m2 tại dự án 14ha, thuộc khu dân cư Bà Điểm 2 (gọi chung là khu dân cư Hoàng Hải) do Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải (gọi tắt là Công ty Hoàng Hải, trụ sở tại xã Bà Điểm, Hóc Môn) làm chủ đầu tư. Sau khi mua đất, bà Ca được Công ty Hoàng Hải hướng dẫn quy chuẩn xây dựng nhà, chiều cao công trình... và quá trình bà Ca xây nhà không bị UBND xã Bà Điểm lập biên bản, xử phạt. Căn nhà xây xong vào cuối năm 2008, quy mô ba tầng.

Tháng 2-2011, bà Ca khá bất ngờ khi nhận được quyết định của UBND xã Bà Điểm yêu cầu tháo dỡ căn nhà của bà vì xây không phép. Quyết định này còn nêu rõ nếu chủ nhà không tự tháo dỡ, xã sẽ tiến hành cưỡng chế. Bà Ca khiếu nại quyết định này và ngày 6-4-2011, UBND xã Bà Điểm có công văn trả lời rằng nền đất bà Ca mua của Công ty Hoàng Hải thuộc một trong các khu đất nông nghiệp do Công ty Hoàng Hải làm chủ đầu tư, chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, chưa được giao đất làm dự án. "Tiền mua đất và xây nhà trên 1,6 tỉ đồng tôi có được từ việc bán căn nhà ở Phú Nhuận, nay cưỡng chế tháo dỡ coi như trắng tay" - bà Ca than thở.

Tương tự, ông Đỗ Văn Độ mua 400m2 đất của Công ty Hoàng Hải từ cuối năm 2007 với số tiền trên 2,7 tỉ đồng (giá theo hợp đồng) để xây nhà. Tháng 2-2011, ông Độ cũng nhận được thông báo yêu cầu tự tháo dỡ căn nhà trên do xây không phép. Còn trường hợp bà Trần Thị Hữu thì tiền mua đất và xây nhà lên đến hơn 4,8 tỉ đồng cũng bị thông báo yêu cầu tháo dỡ...

Các hộ dân cho rằng vào thời điểm bán đất, Công ty Hoàng Hải đã trưng ra các bản đồ phân lô nền thửa bài bản, người dân tưởng các dự án đã được cơ quan chức năng duyệt quy hoạch nên mua... nhầm.

Theo UBND huyện Hóc Môn, tại xã Bà Điểm, Công ty Hoàng Hải đã đầu tư hơn 11 khu dân cư với diện tích gần 100ha. Trong đó, có ba dự án khu dân cư mới được huyện chấp thuận địa điểm đầu tư với diện tích hơn 37ha. Theo quy định, việc thuận địa điểm chỉ là một bước thủ tục để Công ty Hoàng Hải làm thủ tục xin phê duyệt dự án, giao đất, chuyển mục đích sử dụng... Thế nhưng, ngay sau khi được chấp thuận địa điểm, công ty đã xây dựng một số đường giao thông, cấp nước và cấp điện tạm trên đất nông nghiệp (chưa chuyển mục đích sử dụng) và tự ý chia lô, chuyển nhượng cho khách hàng.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến nay Công ty Hoàng Hải đã san lấp, chia lô và chuyển nhượng cho khách hàng 473 nền nhà, hai xưởng và chuyển nhượng 10ha đất cho Trường đại học Hồng Bàng với tổng giá trị chuyển nhượng lên đến 480 tỉ đồng.

Chờ thành phố xem xét

Theo thống kê của tổ công tác xử lý vi phạm thuộc UBND huyện Hóc Môn, trên ba khu đất được UBND huyện chấp thuận địa điểm, có 83 trường hợp đã xây nhà ở, xưởng sản xuất, số nền còn lại chưa xây dựng. Trong đó, nhiều trường hợp đã nhận quyết định yêu cầu tháo dỡ công trình của UBND xã Bà Điểm vì xây dựng không phép trên đất nông nghiệp. Trong số này, gần đây có một số trường hợp đã nhận quyết định cưỡng chế, tháo dỡ nhà, khiến bà con càng hoang mang. Các hộ dân tại đây đã nhiều lần kiến nghị xin được tồn tại nhà, đến khi nào Nhà nước thực hiện quy hoạch sẽ tháo dỡ. Tuy nhiên, đến nay chưa có trả lời chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3-4, một lãnh đạo Công ty Hoàng Hải cho biết năm 2011 công ty đề xuất phương án khắc phục hậu quả đối với các sai phạm xảy ra tại các khu dân cư trên với cơ quan thẩm quyền. Theo đó, công ty xin cho nhà dân tại các khu dân cư trên được tồn tại và điều chỉnh theo đúng quy hoạch của huyện Hóc Môn cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.

Một cán bộ UBND huyện Hóc Môn cho biết huyện đang xin ý kiến của UBND TP về hướng xử lý những công trình sai phạm tại khu dân cư Hoàng Hải và đang chờ ý kiến của UBND TP. Ngày 31-3, UBND xã Bà Điểm đã mời các hộ dân lên thông báo tạm thời giữ nguyên hiện trạng trong thời gian chờ chủ trương của UBND TP.

Năm 2009, Thanh tra TP.HCM đã thanh tra toàn diện các khu dân cư do Công ty Hoàng Hải làm chủ đầu tư. Theo đó, Công ty Hoàng Hải không xin phép xây dựng, tự tiến hành san lấp mặt bằng trên đất nông nghiệp khi chưa duyệt quy hoạch, chưa có quyết định giao đất, khai khống diện tích đền bù, thực hiện sai quy hoạch được duyệt...

Liên quan đến các dự án trên, Thanh tra TP đã yêu cầu xử lý các cán bộ có trách nhiệm liên quan của UBND xã Bà Điểm, UBND huyện Hóc Môn. Đến nay một số cán bộ đã bị xử lý.


Tác giả: Đ.Ngọc Hà - Lan Vi




HUYỀN THOẠI VỀ BUÔN BUÔR

Có dịp trở lại buôn Buôr, chúng tôi được già làng Y Rắk kể lại rằng: Cách đây đã mấy trăm mùa rẫy, cụ Aya H,Gân từ xã Hòa Xuân (nay thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã vượt sông Sêrêpốk sang bờ Nam lập lên ngôi làng lấy tên buôn Buôr. Trong ký ức của già làng, buôn Buôr từng là cái nôi nuôi dưỡng nhiều cán bộ chiến sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Buôn Buôr được bao bọc bởi hai dòng suối trong mát Ea Djuôn Djuôt và EaH,ra, sau đó hòa vào dòng Ea Măng rồi đổ ra sông Sêrêpốk chảy về nước bạn Campuchia. Trong buôn hiện vẫn còn bến nước, nhà dài và những cây gòn hàng trăm năm tuổi là minh chứng cho những đêm dài tổ chức lễ hội cúng tế thần linh của tiền nhân từ thuở lập buôn.

Buôn Buôr có 20 ngôi nhà dài truyền thống, trong đó có những nhà đã trên 100 năm tuổi, được kế thừa qua 5 - 7 đời cháu con. Lâu đời nhất phải kể đến nhà của các cụ Y Săm, Y Ngăm, Y Lui (khoảng 150 năm tuổi). Già làng Y Rắk nói rằng, xưa kia, những ngôi nhà này dài cả trăm mét, là nơi chung sống của hơn 50 thành viên trong gia đình, có gian khách (Gah) chứa được cả trăm người. Sau nhiều lần sửa chữa, hiện nay, mỗi nhà chỉ còn dài khoảng 50 - 60 mét. Trong nhà có hai hàng cột được làm bằng gỗ cà chít có đường kính hơn nửa mét, xà nhà được làm từ những cây bằng lăng dài 30 - 40 mét, thẳng tuốt.
Buôn Buôr cũng luôn đứng đầu về số lượng chiêng cổ, ché cổ, bát đồng, khung dệt... so với các buôn cổ khác. Tại đây lưu giữ được 40 bộ cồng chiêng cổ hàng trăm năm tuổi. Qua hơn 100 năm tồn tại, buôn Buôr đã trải qua 9 đời chủ buôn, đặc biệt, chủ buôn đời thứ 8 - cụ Y Dhoă Hdơk được dân suy tôn là bậc anh hùng vì đã hy sinh cho sự tồn vong của buôn. Tương truyền, trong thời gian làm chủ buôn, cụ từng bị các thế lực thù địch khống chế, ép buộc phải xúi giục dân trong buôn đi ngược lại với truyền thống của người Ê-đê Kpă. Không muốn để kẻ xấu lợi dụng, cụ đã tự tìm đến cái chết. Chính sự hy sinh này đã làm thức tỉnh những kẻ một thời lầm đường, lạc lối trở về với con đường chính nghĩa.


Sau nhiều năm triển khai dự án, chủ đầu tư tu bổ được hai ngôi nhà dài nhưng cũng chỉ để làm cảnh vì không có người ở

MAI MỘT

Năm 2005, khi Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tiến hành khảo sát, lập dự án bảo tồn cũng là lúc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở buôn Buôr đang trong thời kỳ mai một. Những ngôi nhà cổ ở buôn Buôr bị mục nát nhanh chóng. Nhà cụ Y Săm đã mục rỗng phần chân cột, tường bao, không còn khả năng bảo vệ các bộ phận bên trong. Nhà cụ Y Ngăm mục nát cả sàn trước, sàn sau, sàn trong (vốn được lát bằng những khúc gỗ tròn rất to). Riêng nhà cụ Y Lul thì đang có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, để chống đỡ cụ đã thay hẳn nền lát bằng gỗ truyền thống bằng những trụ bê-tông, vì mấy chục năm nay không được sửa chữa.

Một mối nguy khác là hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến buôn Buôr "săn" nhà cổ để mua về làm nhà hàng hoặc trưng bày trong các khu du lịch. Đã có nhiều chủ nhân như Y Rưk, Y Dhung, Amí H,Jăk sẵn sàng đồng ý bán nhà cổ để lấy tiền xây... biệt thự. Những ngôi nhà cổ có giá trị nhất như nhà cụ Y Săm, Y Ngăm cũng đã có người đặt tiền cọc. Cùng với việc "bỏ rơi" nhà dài, nhiều vật dụng có giá trị văn hóa như chiêng, ché, khung dệt; những đồ dùng cúng tế thần linh như khiên, kiếm, cung, nỏ, bát đồng... cũng lần lượt "đội nón" ra đi. Ngay cả những nghi lễ cúng tế để mời khách trong mỗi gia đình ở buôn Buôr giờ đây cũng đã trở thành chuyện hiếm thấy.


Nhiều ngôi nhà xây kiên cố đã được mọc lên bên cạnh nhà dài truyền thống

Ì ẠCH CHUYỆN BẢO TỒN

Đầu năm 2007, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã phê duyệt Dự án Bảo tồn buôn Buôr với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Dự án này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I được triển khai trong hai năm (2007-2008). Mục tiêu của giai đoạn I là khôi phục cảnh quan như: Trồng lại rừng thiêng, nạo vét ao hồ, sông suối, bảo tồn nhà cổ, dạy đánh cồng chiêng và các nghề truyền thống, tìm "đầu ra" cho các sản phẩm truyền thống của buôn... Phần khó hơn như các lễ hội truyền thống, kể khan, hát Aray, tiếp khách, xử luật tục... thì chỉ quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo kiểu sưu tầm.

Bước đầu, nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng đã được chuyển về cho chủ đầu tư là Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông để triển khai bốn hạng mục: Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; sửa chữa 10 ngôi nhà dài; nâng cấp bến nước và khôi phục giếng cổ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư mới chỉ triển khai xây dựng xong Nhà Văn hóa cộng đồng, một con đường vào buôn chưa đầy 300m và sửa chữa được hai ngôi nhà dài, một chiếc giếng cổ! Như vậy, vẫn còn "một núi" các mục tiêu, hạng mục rất quan trọng khác trong Dự án Bảo tồn buôn Buôr vẫn chưa được đả động tới trong khi, thời gian thực hiên dự án của giai đoạn I đã trôi qua từ lâu.

Khi nhìn vào bản báo cáo về tiến độ xây dựng công trình bảo tồn buôn Buôr do Sở VH-TT&DL gửi Bộ VH-TT&DL, chỉ thấy những hạng mục cỏn con như bờ rào, nhà văn hóa cộng đồng, nhà vệ sinh... là được triển khai tốt. Còn những hạng mục, mục tiêu trọng điểm thì vẫn còn bị bỏ ngỏ. Phải chăng do Sở VH-TT&DL Đắk Nông không đủ năng lực để triển khai Dự án Bảo tồn buôn Buôr nên xảy ra tình trạng ì ạch và thiếu đồng bộ như trên để rồi đến năm 2010, Bộ VH-TT&DL đã ngưng cấp thêm vốn cho dự án?

Liệu những giá trị văn hóa ở buôn Buôr bao giờ mới được bảo tồn và phát triển? Câu hỏi này xin nhường lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông.


Tháng 3-2011, Bộ Giao thông vận tải xác định phương án đổ bùn đất nạo vét luồng cảng tại hai vị trí: khu vực Nam Cát Hải (sau đê chắn sóng hai bến khởi động cảng) và khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

Tuy nhiên, đoàn tư vấn JICA (Nhật Bản) đã đề xuất thêm phương án đổ đất nạo vét xuống biển ở khu vực cách luồng khoảng 16km. Sau đó, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Thủ tướng đánh giá phương án này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển Hải Phòng và ảnh hưởng đến vùng biển Hạ Long nên TP không chấp thuận, đồng thời đề nghị Thủ tướng lựa chọn địa điểm đổ bùn đất tại KCN Nam Đình Vũ.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải lại có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng thống nhất địa điểm đổ đất nạo vét cảng tại KCN Nam Đình Vũ nhưng phải có thêm phương án đổ thải ra biển. Ngày 5-4-2012, UBND TP Hải Phòng ra văn bản thống nhất với Bộ GTVT về địa điểm đổ bùn đất nạo vét theo hai phương án trên, và có thêm phương án đổ bùn đất nạo vét ra biển.

Theo PGS.TS Đỗ Công Thung - trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường biển (Viện Nghiên cứu biển), phương án đổ bùn ra biển ở vị trí nào cũng không thể tránh được tác hại. Riêng tại đảo Cát Bà, từ việc đổ bùn có thể "khai tử" bãi giống thủy hải sản tự nhiên có giá trị bậc nhất về bảo tồn giống loài khu vực phía Bắc và các hệ sinh thái nổi bật toàn cầu.

"Đặc biệt, các loài quý hiếm như cá heo, bãi san hô... cũng có thể vì thế mà mất đi. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng đối với vịnh Hạ Long và các vùng lân cận" - ông Thung nói.

Ông Lê Văn Thành, phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết hiện Bộ GTVT và Bộ TN&MT vẫn đang tiếp tục khảo sát, đánh giá tác động và chưa có quyết định phương án đổ bùn cụ thể.

THÂN HOÀNG


Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Phi dich vu chung cu Ha Noi tiep tuc doi gia

(VOH) - Nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trong thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Đông Sài Gòn do Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch đầu tư sẽ chào bán sản phẩm trong quí 2/2012 tới đây. Thành phố yêu cầu việc chuyển đổi phải đảm bảo cân đối dân số khu vực, giao thông, hạ tầng, đảm bảo quy hoạch các công trình khu trung tâm. (VOH) - Nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trong thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Đông Sài Gòn do Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch đầu tư sẽ chào bán sản phẩm trong quí 2/2012 tới đây.
Thế nhưng, từ sau Tết Nguyên đán đến nay nhiều khu chung cư bỗng dưng lại có sự điều chỉnh mức phí dịch vụ cao hơn khiến người dân bức xúc.

Giàu, nghèo cùng "khóc"

Theo quyết định số 4520/QĐ-UBND ngày 29.9.2011 của UBND TP Hà Nội quy định cụ thể về mức trần phí dịch vụ chung cư. Cụ thể, mức cao nhất là 4.000 đồng/m2/tháng, thấp nhất là 2.400 đồng/m2/tháng và một mức khác là 3.100 đồng/m2/tháng, mức giá dịch vụ tương ứng với dạng nhà chung cư, loại dịch vụ và thành phần công việc. Song, thành phố cho phép các chủ đầu tư tự đưa ra mức phí riêng, trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dân và tùy theo tình hình của từng khu mà tăng hợp lý.

Quy định là vậy, nhưng cho đến nay vấn đề thu phí này tại nhiều khu chung cư Hà Nội vẫn chưa thể có tiếng nói chung giữa chủ đầu tư và người dân. Bởi lẽ, chủ đầu tư đơn phương quy định mức giá sẽ thu, còn người dân thì phản đối với nhiều lý do.

Theo khảo sát của PV, ngay cùng một huyện Từ Liêm nhưng tại khu đô thị Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2 lại có sự chênh lệch về giá dịch vụ khiến người dân bức xúc bởi chất lượng những tòa chung cư đó là tương đương nhau.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố số 2, Mỹ Đình 1 cho biết: năm 2011, các hộ dân tòa nhà đang đóng mức phí dịch vụ là 70.000 đồng/tháng, thế nhưng sang năm 2012, tự nhiên mức phí được đơn vị quản lý nhà là Cty Quản lý Nhà và dịch vụ đô thị áp dụng mức giá 2.400 đồng/m2. Với giá này thì căn hộ có diện tích rộng nhất phải đóng hơn 280.000 đồng/tháng và căn diện tích nhỏ nhất cũng phải đóng trên 180.000 đồng/tháng.

Ông Vinh cho rằng, mức giá này so với năm trước tăng tới 3-4 lần, trong khi chất lượng không tăng là bất hợp lý. "Chúng tôi đã phải họp bà con tòa nhà lấy ý kiến và cùng làm đơn kiến nghị tới đơn vị quản lý, mới đây họ đã phải giảm giá xuống mức 100.000 đồng/tháng/căn hộ, tức là cao hơn trước 30.000 đồng/tháng", ông Vinh cho biết thêm.

Song, với mức giá 100.000 đồng/tháng, nhiều người dân tòa nhà B5 cho rằng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của các tòa chung cư khác trên cùng địa bàn.

Cụ thể, khu đô thị Mỹ Đình 2 do Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư, trước đây cũng thu 70.000 đồng/tháng mỗi căn hộ và sang năm 2012 cũng chỉ thu tăng lên mức 90.000 đồng/tháng/hộ. Cùng thuộc huyện Từ Liêm và cách nhau chỉ vài trăm mét nhưng chung cư An Lạc chỉ áp dụng giá mới là 60.000 đồng/tháng/hộ, tăng thêm 15.000 đồng/tháng.

Cuộc đấu tranh về đóng mức phí dịch vụ của cư dân ở chung cư cao cấp Keangnam, đường Phạm Hùng chưa đến hồi kết thì mới đây, chủ đầu tư là Cty TNHH Một thành viên Keangnam Vina lại "ép" người mua nhà phải nộp giấy xác nhận tất toán phí quản lý đi kèm trong bộ hồ sơ làm giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

Tuy nhiên, khi các hộ dân liên hệ với đơn vị quản lý tòa nhà để xin giấy xác nhận tất toán phí quản lý thì được trả lời là nếu mới tạm nộp phí quản lý theo mức 4.000 đồng/m2 mà thành phố yêu cầu thì chưa nhận được giấy xác nhận và do vậy hồ sơ xin cấp sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện. Ngược lại, những hộ dân nào nộp mức phí 18.800 đồng/m2 theo yêu cầu ban đầu của chủ đầu tư thì mới được cấp giấy xác nhận tất toán phí quản lý.

Trong khi đó, theo quy định pháp luật loại giấy tờ này không có trong danh mục hồ sơ làm sổ đỏ. Điều này khiến cư dân vô cùng bức xúc khi chủ đầu tư cố tình đưa ra điều phi lý để "ép" cư dân đóng mức phí quản lý cao ngất ngưởng.

Phải ràng buộc bằng hợp đồng

Hầu hết các hộ dân đều mong mỏi, các quyết định về việc thu phí cần có sự thống nhất với người dân, đồng thời phải phù hợp với lợi ích chung cũng như chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp. Nếu được hưởng chất lượng dịch vụ cao, họ sẵn sàng chi trả cho những cái họ được sử dụng. Sẽ chưa thể hết "đối đầu" giữa đơn vị quản lý tòa nhà với các hộ dân nếu như một bên cứ đơn phương áp giá.

Nói về điều này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong quy định của Nhà nước, phí quản lý chung cư phải được người mua nhà và người bán (tức chủ đầu tư) đồng thuận, Nhà nước không thể áp đặt một mức giá theo quy định.

Do đó, theo ông Hà trong hợp đồng mua - bán nhà phải luôn kèm theo phụ lục quy định những vận hành sau này. Đối với những trường hợp mua - bán nhà mà không kèm theo phụ lục hay những điều khoản thỏa thuận dịch vụ vận hành, Nhà nước sẽ can thiệp áp mức phí trần để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa cư dân và chủ đầu tư.

Song trên thực tế, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư trong vấn đề áp mức phí quản lý chung cư vẫn diễn ra như cơm bữa. Vì thế, cách tự bảo vệ duy nhất là người mua nhà chung cư phải xem kỹ những điều khoản trong hợp đồng trước khi quyết định mua.

Theo Nguyễn Lê
Lao Động

Xem thêm

Khu Đô thị Mỹ Đình: "Nóng" do phí dịch vụ chung cư

Những tưởng sau khi UBND TP Hà Nội ban hành quy định giá dịch vụ chung cư trên địa bàn vào tháng 9/2011, sức nóng do mâu thuẫn về giá dịch vụ tại các khu đô thị sẽ hạ nhiệt.

Nhà nước không nên "thả nổi" phí chung cư

Quan điểm "phí chung cư hãy để thị trường điều tiết" của sở Xây dựng TP.HCM đang được bàn luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Hà Nội: Nhiều chung cư chưa giảm phí dịch vụ

Quy định của UBND TP Hà Nội về trần giá dịch vụ nhà chung cư có hiệu lực đã một tháng, nhưng đến nay chưa được thực hiện nghiêm túc.


Một phần cảnh quan dự án Khu đô thị Đông Sào Gòn.

Dự án được phát triển trong giai đoạn đầu với 20 hécta với 85 căn biệt thự và 64 căn nhà phố. Ngoài ra, công ty cũng phát triển một khu thương mại, siêu thị kết hợp chung cư 7 tầng. Khoảng 100 tỷ đồng sẽ được đầu tư xây dựng khu công viên cảnh quan 5,3 hécta và trường tiểu học kết hợp khu thể dục thể thao gồm sân bóng đá mini, 2 sân bóng rổ, 2 sân tennis… Điểm đặc biệt của khu đô thị Đông Sài Gòn đó là tạo nên "Những ngôi nhà xanh" thân thiện với môi trường và "Những ngôi nhà thông minh" ứng dụng công nghệ hiện đại, lập trình sẵn sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng điện.

Được biết, dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn là một phần trong tổng thể của thành phố mới Nhơn Trạch có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD, với diện tích đất quy hoạch là 942 hécta. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành giải tỏa, đền bù và nộp tiền sử dụng đất cho diện tích gần 700 hécta.


UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương cho xem xét điều chỉnh chức năng một số công trình từ văn phòng, khách sạn sang căn hộ (bán hoặc cho thuê) hoặc từ căn hộ cho thuê sang căn hộ bán, nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư trước tình hình kinh tế có nhiều biến động.

Tuy vậy, UBND TPHCM yêu cầu điều kiện để có thể thực hiện sự chuyển đổi này là phải đảm bảo cân đối dân số khu vực, giao thông và hạ tầng xã hội đô thị; đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc các công trình thuộc Khu trung tâm hiện hữu thành phố (930ha)...

Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định khi chủ đầu tư các dự án được chuyển đổi công năng.

Sở Xây dựng và UBND các quận sẽ theo dõi, kiểm tra việc triển khai các công trình đúng theo quy hoạch được duyệt và Giấy phép xây dựng.
Nguồn VPUB TPHCM


Dong co tang ap turbin - giai phap thoi xang dat

Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh Nhận thức được vấn đề này, năm 2009 Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp xanh đã đầu tư xây dựng Trung tâm Tái chế phế thải và Xử lý chất thải tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên. Đây là trung tâm tái chế phế thải và xử lý chất thải hiện đại nhất tỉnh Vĩnh Phúc có công suất từ 20 đến 30 tấn rác /ngày. Hệ thống máy móc và thiết bị được nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Italia với vốn đầu tư lên đến trên 100 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn. Đến nay giai đoạn một của dự án đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh

Công ty nghiên cứu Honeywell Turbin Technologies dự đoán, 3,2 triệu ôtô các loại sẽ được bán cùng động cơ turbin vào năm 2012, trong khi chỉ có 2,2 triệu xe năm 2011. Các nhà sản xuất đang muốn tập trung giảm mức tiêu thụ nhiên liệu bằng cách tăng công suất động cơ nhỏ sử dụng turbin.

Turbin tăng áp là thiết bị sử dụng khí xả làm quay cánh quạt đẩy nhiều khí nạp hơn vào trong buồng đốt. ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào để hỗn hợp đạt tỷ lệ hoà trộn tối ưu. Hiệu suất động cơ có thể giảm đáng kể nếu không dùng tăng áp. Một động cơ V6 sử dụng tăng áp có công suất ra tương đương động cơ V8, nhưng chỉ sử dụng nhiên liệu bằng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng.

Động cơ tăng áp turbin - giải pháp thời xăng đắt
Turbin tăng áp là thiết bị sử dụng lực đẩy khí xả (màu đỏ) làm quay cánh quạt đẩy nhiều khí nạp (màu xanh) hơn vào trong buồng đốt.

Phó tổng giám đốc Honeywell Turbin Technologies, Tony Schultz cho biết giá nhiên liệu tạo ra bước ngoặt lớn cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Turbin tăng áp là một lựa chọn nhỏ để xe đi được nhiều km hơn với 1 lít xăng. Công nghệ này chứng tỏ nó có thể được sử dụng ở nhiều phân khúc thị trường và thời gian hoàn vốn không kéo dài như những công nghệ khác.

Trở về thời điểm năm 2008, dữ liệu J.D. Power cho thấy sự suy giảm rõ rệt số lượng động cơ V8, trong khi động cơ 4 xi-lanh lại tăng. Xe chạy xăng sử dụng động cơ turbin hoặc flex-fuel (xe sử dụng 2 loại nhiên liệu) chiếm 2% năm 2008. 3 năm sau đã là 9,5%. Con số này còn được dự báo đạt 23,5% vào năm 2017.

Theo Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), việc cải thiện kinh tế nhiên liệu, cắt giảm carbonic trong hơn 7 năm qua là do sử dụng động cơ turbin nâng cao hiệu suất. Do đó cho phép nhà sản xuất sử dụng động cơ nhỏ trên xe cỡ lớn. Một động cơ nhỏ sử dụng turbin tiết kiệm 20-40% chi phí nhiên liệu. Trong khi tính năng vận hành tương đương động cơ dung tích lớn.

Năm 2007, dung tích trung bình động cơ là 3,6 lít, nhưng được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,9 lít vào năm 2016.

Bảo Sơn

Thuý Linh

Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh
Giao dịch vàng tại một cửa hàng của SJC. ẢNh: T.Thương

(TBKTSG Online ) - Giá vàng sáng nay thứ Bảy (2-6) đã quay trở lại đà tăng mạnh do giá vàng thế giới tiếp tục leo thang.

Mở cửa đầu ngày, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng ở mức 42,2 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra là 42,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,17 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 5 trở lại đây.

Đóng cửa giao dịch ngày thứ 7,  giá vàng trong nước điều chỉnh giảm trở lại, hiện đang ở mức 41,8 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra là 42,1 triệu đồng/lượng.

Cùng với sự tăng mạnh của giá vàng SJC, tại Hà Nội, giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh tăng, tuy nhiên vẫn giữ mức giá thấp nhất thị trường ở mức mua vào là 41 triệu đồng/lượng và bán ra là 41,3 triệu đồng/lượng.

Như những ngày trước, trong ngày giao dịch cuối tuần thị trường vàng TPHCM không mấy sôi động. Tại các cửa hàng vàng có rất ít người dân đến bán vàng chốt lời, còn mua vào hầu như không có. Lực mua trên thị trường quá yếu khiến giá vàng điều chỉnh giảm xuống mức 41,8 triệu đồng/lượng mua vào và 42,1 triệu đồng/lượng bán ra vào cuối buổi chiều hôm nay; cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá chiều hôm qua.

Còn tại Hà Nội sáng nay, giao dịch vàng vẫn trầm lắng như mấy ngày qua. Theo đại diện phòng kinh doanh vàng Công ty vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, có một số người đi bán vàng chốt lời trong sáng nay, nhưng với số lượng không nhiều.

Và như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước được thu hẹp đáng kể chỉ còn cao hơn giá thế giới hơn 900.000 đồng/lượng.

Tại thị trường New York, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng đứng ở mức 1.623,5 đô la Mỹ/ounce, tăng gần 63,4 đô la Mỹ/ounce so với đóng cửa phiên liền trước. Trong phiên, có lúc giá vàng tăng mạnh lên mức cao nhất 1.629,8 đô la Mỹ/ounce, phiên tăng giá mạnh nhất trong vòng ba năm qua. Như vậy, trong tuần qua, giá vàng tăng hơn 3,5%.

Giá vàng đã tăng vọt trở lại sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố tháng 5 chỉ có thêm 69.000 người lao động Mỹ có việc làm, chỉ bằng một nửa so với mức kỳ vọng của các chuyên gia (theo khảo sát của hãng tin Bloomberg). Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 8,2%, làm dấy lên nỗi lo về đà phục hồi kinh tế Mỹ sẽ còn nhiều chông gai từ đây đến cuối năm, và vàng được tìm đến như công cụ đầu tư an toàn

Tỷ giá liên ngân hàng giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam ngày hôm nay là 20.828 đồng, giá niêm yết tại Vietcombank là 20.840 đồng/đô la Mỹ mua vào và bán ra 20.890 đồng/đô la Mỹ, không đổi so ngày hôm qua.

Về đầu trang

Bài viết Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh được máy tìm kiếm Xa Lộ tự động quét trên mạng. Nếu thấy có nội dung xấu, xin bạn vui lòng gửi thư điện tử cho chúng tôi , bao gồm tên bài viết Cuoi tuan, gia vang tang manh ở dạng tiếng Việt không dấu, hoặc Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh ở dạng có dấu.

Từ khóa: giá vàng , tăng mạnh , trở lại , giao dịch , bán ra , thị trường , đóng cửa , đá quý , điều chỉnh , vàng bạc
Các chủ đề khác
Tổ chức
Hãng tin Bloomberg , Bloomberg , Bảo Tín Minh Châu , Vietcombank , Vàng bạc đá quý SJC
Danh từ riêng
tỉ lệ thất nghiệp

Sau một tuần thực hiện Nghị định 24: Nguy cơ hình thành

ANTĐ - Nghị định 24 về quản lý và kinh doanh vàng miếng của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25-5-2012. Mục đích của việc ban hành Nghị định 24 nhằm kéo giá vàng trong nước về sát giá thế giới. Tuy nhiên, hiện tại giá vàng trong nước …

Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh
Vàng và sự nhân nhượng của chính sách
Giá vàng trong nước điều chỉnh chậm
Lãi suất tiếp tục giảm 1%
Ngã ba của vàng
Tái cấu trúc ngân hàng hay là sự chia lại lợi ích?
LienVietPostBank có Tổng giám đốc mới
Giảm lãi suất có cứu được doanh nghiệp?
Hạ trần lãi suất huy động về 12%: Ai được lợi?
Ngân hàng nhà nước hạ tiếp 1% lãi suất: Đã có cân nhắc
GIỚI THIỆU VỀ XA LỘ
  • Giới thiệu
  • Đăng ký trang web của bạn
  • Đăng quảng cáo
  • Tuyển dụng
  • Góp ý
  • Liên hệ
ĐIỀU KHOẢN NGƯỜI DÙNG
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Bảo vệ riêng tư
DỊCH VỤ XA LỘ
  • Tìm kiếm
  • Nhạc
  • Tin tức
  • Từ điển
XA LỘ NETWORK
  • Xalo.vn
  • Ringme.vn
  • Zon.vn

Vĩnh Phúc: hiệu quả bước đầu trong xử lý ô nhiễm môi trường

Ảnh  minh hoạ






Quy trình xử lý rác thải khép kín của Trung tâm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho môi trường, đầu tiên rác sẽ được phân loại trực tiếp tại các nhà máy, xí nghiệp rồi được chở bằng xe chuyên dụng đã được cấp phép, hoạt động và đưa về nơi xử lý. Tại đây, rác thải sẽ được phân loại kỹ. Qua 2 lần xử lý, rác được đưa vào kho chứa chất thải riêng biệt đã được quy định sẵn theo từng khu riêng biệt. Những phế liệu như sắt, nilon… sẽ được tái chế làm nguyên liệu cho các nhà máy sử dụng.


Chất thải rắn không thể tái chế sẽ được đốt bằng hệ thống lò đốt hơi cấp, sơ cấp và thứ cấp, “rác thải" được đưa vào lò bằng máy nạp rác tự động, xử lý rác cháy hoàn toàn với nhiệt độ cao từ 1.050 - 1.300 độ C. Việc xử lý khói trong lò đốt cũng được đảm bảo an toàn khi ra ngoài môi trường với nhiều hệ thống như: hệ thống giải nhiệt bằng nước, hệ thống tách bụi, hệ thống giải nhiệt bằng khí, bể rửa khói lò làm mát tuần hoàn… Xỉ than đã được xử lý sẽ đem về kho chứa và được tận dụng đánh thành gạch để sử dụng trong việc xây dựng. Hệ thống xử lý chất thải qua hệ thống lọc nước cũng được thực hiện khá bài bản và an toàn. Một số chất thải như bóng đèn huỳnh quang cũng có hệ thống xử lý riêng đảm bảo chất lượng. Các chất thải khác như cao su, nhựa cũng được Trung tâm tận dụng để tái chế thành dầu hoặc thành hạt nhựa và tiếp tục đưa vào sử dụng.


Hiện nay, Công ty đang nhận xử lý rác thải cho một số khách hàng lớn như: Công ty Honda Việt Nam, TOYOTA, FORD Việt Nam… Từ chỗ chỉ có hơn chục người đến nay công ty đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2008, công ty TNHH Môi trường Công nghiệp xanh đã vinh dự được nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp Vì sự nhiệp bảo vệ Môi trường Việt Nam". Ngoài ra, công ty còn nhận được nhiều giải thưởng và chứng chỉ khác như ISO 9001: 2008, ISO 14001: 2004. Công ty liên tục làm ăn có lãi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhất là hoạt động vì cộng đồng và người nghèo.


Ông Đỗ Vĩnh Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Môi trường xanh cho biết: Từ khi Trung tâm đi vào hoạt động đã cơ bản giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến đến cuối năm nay, Công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống xử lý rác thải giai đoạn hai với hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận.