Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Mua dat du an lui, dan lanh hau qua

Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại cho đến ngày nay, buôn Buôr (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) được coi là một trong những buôn cổ của đồng bào Ê-đê xếp vào loại quý hiếm nhất của Tây Nguyên. Thế nhưng, thời gian gần đây hàng loạt ngôi nhà cổ đang bị xuống cấp hoặc bị phá bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Nguy cơ biến mất một buôn cổ bình yên bên bờ sông sêrêpốk đang hiện hữu từng ngày... TT - Dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đang hoàn tất thủ tục để khởi công vào cuối năm 2012. Theo phương án đổ bùn nạo vét luồng lạch, có thể 36 triệu m3 bùn đất sẽ đổ ra biển. Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại cho đến ngày nay, buôn Buôr (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) được coi là một trong những buôn cổ của đồng bào Ê-đê xếp vào loại quý hiếm nhất của Tây Nguyên. Thế nhưng, thời gian gần đây hàng loạt ngôi nhà cổ đang bị xuống cấp hoặc bị phá bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Nguy cơ biến mất một buôn cổ bình yên bên bờ sông sêrêpốk đang hiện hữu từng ngày...

Theo Tuổi Trẻ

Những căn nhà này có nguy cơ bị tháo dỡ do Công ty Hoàng Hải làm dự án "lụi" - Ảnh: Minh Đức




Ngoài tiền mua đất, có người đã bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà tại khu dân cư "lụi" này.

Nguy cơ trắng tay

Bà Nguyễn Thị Ca cho biết đầu năm 2008 bà bỏ ra 700 triệu đồng mua một nền đất 100m2 tại dự án 14ha, thuộc khu dân cư Bà Điểm 2 (gọi chung là khu dân cư Hoàng Hải) do Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải (gọi tắt là Công ty Hoàng Hải, trụ sở tại xã Bà Điểm, Hóc Môn) làm chủ đầu tư. Sau khi mua đất, bà Ca được Công ty Hoàng Hải hướng dẫn quy chuẩn xây dựng nhà, chiều cao công trình... và quá trình bà Ca xây nhà không bị UBND xã Bà Điểm lập biên bản, xử phạt. Căn nhà xây xong vào cuối năm 2008, quy mô ba tầng.

Tháng 2-2011, bà Ca khá bất ngờ khi nhận được quyết định của UBND xã Bà Điểm yêu cầu tháo dỡ căn nhà của bà vì xây không phép. Quyết định này còn nêu rõ nếu chủ nhà không tự tháo dỡ, xã sẽ tiến hành cưỡng chế. Bà Ca khiếu nại quyết định này và ngày 6-4-2011, UBND xã Bà Điểm có công văn trả lời rằng nền đất bà Ca mua của Công ty Hoàng Hải thuộc một trong các khu đất nông nghiệp do Công ty Hoàng Hải làm chủ đầu tư, chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, chưa được giao đất làm dự án. "Tiền mua đất và xây nhà trên 1,6 tỉ đồng tôi có được từ việc bán căn nhà ở Phú Nhuận, nay cưỡng chế tháo dỡ coi như trắng tay" - bà Ca than thở.

Tương tự, ông Đỗ Văn Độ mua 400m2 đất của Công ty Hoàng Hải từ cuối năm 2007 với số tiền trên 2,7 tỉ đồng (giá theo hợp đồng) để xây nhà. Tháng 2-2011, ông Độ cũng nhận được thông báo yêu cầu tự tháo dỡ căn nhà trên do xây không phép. Còn trường hợp bà Trần Thị Hữu thì tiền mua đất và xây nhà lên đến hơn 4,8 tỉ đồng cũng bị thông báo yêu cầu tháo dỡ...

Các hộ dân cho rằng vào thời điểm bán đất, Công ty Hoàng Hải đã trưng ra các bản đồ phân lô nền thửa bài bản, người dân tưởng các dự án đã được cơ quan chức năng duyệt quy hoạch nên mua... nhầm.

Theo UBND huyện Hóc Môn, tại xã Bà Điểm, Công ty Hoàng Hải đã đầu tư hơn 11 khu dân cư với diện tích gần 100ha. Trong đó, có ba dự án khu dân cư mới được huyện chấp thuận địa điểm đầu tư với diện tích hơn 37ha. Theo quy định, việc thuận địa điểm chỉ là một bước thủ tục để Công ty Hoàng Hải làm thủ tục xin phê duyệt dự án, giao đất, chuyển mục đích sử dụng... Thế nhưng, ngay sau khi được chấp thuận địa điểm, công ty đã xây dựng một số đường giao thông, cấp nước và cấp điện tạm trên đất nông nghiệp (chưa chuyển mục đích sử dụng) và tự ý chia lô, chuyển nhượng cho khách hàng.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến nay Công ty Hoàng Hải đã san lấp, chia lô và chuyển nhượng cho khách hàng 473 nền nhà, hai xưởng và chuyển nhượng 10ha đất cho Trường đại học Hồng Bàng với tổng giá trị chuyển nhượng lên đến 480 tỉ đồng.

Chờ thành phố xem xét

Theo thống kê của tổ công tác xử lý vi phạm thuộc UBND huyện Hóc Môn, trên ba khu đất được UBND huyện chấp thuận địa điểm, có 83 trường hợp đã xây nhà ở, xưởng sản xuất, số nền còn lại chưa xây dựng. Trong đó, nhiều trường hợp đã nhận quyết định yêu cầu tháo dỡ công trình của UBND xã Bà Điểm vì xây dựng không phép trên đất nông nghiệp. Trong số này, gần đây có một số trường hợp đã nhận quyết định cưỡng chế, tháo dỡ nhà, khiến bà con càng hoang mang. Các hộ dân tại đây đã nhiều lần kiến nghị xin được tồn tại nhà, đến khi nào Nhà nước thực hiện quy hoạch sẽ tháo dỡ. Tuy nhiên, đến nay chưa có trả lời chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3-4, một lãnh đạo Công ty Hoàng Hải cho biết năm 2011 công ty đề xuất phương án khắc phục hậu quả đối với các sai phạm xảy ra tại các khu dân cư trên với cơ quan thẩm quyền. Theo đó, công ty xin cho nhà dân tại các khu dân cư trên được tồn tại và điều chỉnh theo đúng quy hoạch của huyện Hóc Môn cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.

Một cán bộ UBND huyện Hóc Môn cho biết huyện đang xin ý kiến của UBND TP về hướng xử lý những công trình sai phạm tại khu dân cư Hoàng Hải và đang chờ ý kiến của UBND TP. Ngày 31-3, UBND xã Bà Điểm đã mời các hộ dân lên thông báo tạm thời giữ nguyên hiện trạng trong thời gian chờ chủ trương của UBND TP.

Năm 2009, Thanh tra TP.HCM đã thanh tra toàn diện các khu dân cư do Công ty Hoàng Hải làm chủ đầu tư. Theo đó, Công ty Hoàng Hải không xin phép xây dựng, tự tiến hành san lấp mặt bằng trên đất nông nghiệp khi chưa duyệt quy hoạch, chưa có quyết định giao đất, khai khống diện tích đền bù, thực hiện sai quy hoạch được duyệt...

Liên quan đến các dự án trên, Thanh tra TP đã yêu cầu xử lý các cán bộ có trách nhiệm liên quan của UBND xã Bà Điểm, UBND huyện Hóc Môn. Đến nay một số cán bộ đã bị xử lý.


Tác giả: Đ.Ngọc Hà - Lan Vi




HUYỀN THOẠI VỀ BUÔN BUÔR

Có dịp trở lại buôn Buôr, chúng tôi được già làng Y Rắk kể lại rằng: Cách đây đã mấy trăm mùa rẫy, cụ Aya H,Gân từ xã Hòa Xuân (nay thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã vượt sông Sêrêpốk sang bờ Nam lập lên ngôi làng lấy tên buôn Buôr. Trong ký ức của già làng, buôn Buôr từng là cái nôi nuôi dưỡng nhiều cán bộ chiến sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Buôn Buôr được bao bọc bởi hai dòng suối trong mát Ea Djuôn Djuôt và EaH,ra, sau đó hòa vào dòng Ea Măng rồi đổ ra sông Sêrêpốk chảy về nước bạn Campuchia. Trong buôn hiện vẫn còn bến nước, nhà dài và những cây gòn hàng trăm năm tuổi là minh chứng cho những đêm dài tổ chức lễ hội cúng tế thần linh của tiền nhân từ thuở lập buôn.

Buôn Buôr có 20 ngôi nhà dài truyền thống, trong đó có những nhà đã trên 100 năm tuổi, được kế thừa qua 5 - 7 đời cháu con. Lâu đời nhất phải kể đến nhà của các cụ Y Săm, Y Ngăm, Y Lui (khoảng 150 năm tuổi). Già làng Y Rắk nói rằng, xưa kia, những ngôi nhà này dài cả trăm mét, là nơi chung sống của hơn 50 thành viên trong gia đình, có gian khách (Gah) chứa được cả trăm người. Sau nhiều lần sửa chữa, hiện nay, mỗi nhà chỉ còn dài khoảng 50 - 60 mét. Trong nhà có hai hàng cột được làm bằng gỗ cà chít có đường kính hơn nửa mét, xà nhà được làm từ những cây bằng lăng dài 30 - 40 mét, thẳng tuốt.
Buôn Buôr cũng luôn đứng đầu về số lượng chiêng cổ, ché cổ, bát đồng, khung dệt... so với các buôn cổ khác. Tại đây lưu giữ được 40 bộ cồng chiêng cổ hàng trăm năm tuổi. Qua hơn 100 năm tồn tại, buôn Buôr đã trải qua 9 đời chủ buôn, đặc biệt, chủ buôn đời thứ 8 - cụ Y Dhoă Hdơk được dân suy tôn là bậc anh hùng vì đã hy sinh cho sự tồn vong của buôn. Tương truyền, trong thời gian làm chủ buôn, cụ từng bị các thế lực thù địch khống chế, ép buộc phải xúi giục dân trong buôn đi ngược lại với truyền thống của người Ê-đê Kpă. Không muốn để kẻ xấu lợi dụng, cụ đã tự tìm đến cái chết. Chính sự hy sinh này đã làm thức tỉnh những kẻ một thời lầm đường, lạc lối trở về với con đường chính nghĩa.


Sau nhiều năm triển khai dự án, chủ đầu tư tu bổ được hai ngôi nhà dài nhưng cũng chỉ để làm cảnh vì không có người ở

MAI MỘT

Năm 2005, khi Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tiến hành khảo sát, lập dự án bảo tồn cũng là lúc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở buôn Buôr đang trong thời kỳ mai một. Những ngôi nhà cổ ở buôn Buôr bị mục nát nhanh chóng. Nhà cụ Y Săm đã mục rỗng phần chân cột, tường bao, không còn khả năng bảo vệ các bộ phận bên trong. Nhà cụ Y Ngăm mục nát cả sàn trước, sàn sau, sàn trong (vốn được lát bằng những khúc gỗ tròn rất to). Riêng nhà cụ Y Lul thì đang có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, để chống đỡ cụ đã thay hẳn nền lát bằng gỗ truyền thống bằng những trụ bê-tông, vì mấy chục năm nay không được sửa chữa.

Một mối nguy khác là hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến buôn Buôr "săn" nhà cổ để mua về làm nhà hàng hoặc trưng bày trong các khu du lịch. Đã có nhiều chủ nhân như Y Rưk, Y Dhung, Amí H,Jăk sẵn sàng đồng ý bán nhà cổ để lấy tiền xây... biệt thự. Những ngôi nhà cổ có giá trị nhất như nhà cụ Y Săm, Y Ngăm cũng đã có người đặt tiền cọc. Cùng với việc "bỏ rơi" nhà dài, nhiều vật dụng có giá trị văn hóa như chiêng, ché, khung dệt; những đồ dùng cúng tế thần linh như khiên, kiếm, cung, nỏ, bát đồng... cũng lần lượt "đội nón" ra đi. Ngay cả những nghi lễ cúng tế để mời khách trong mỗi gia đình ở buôn Buôr giờ đây cũng đã trở thành chuyện hiếm thấy.


Nhiều ngôi nhà xây kiên cố đã được mọc lên bên cạnh nhà dài truyền thống

Ì ẠCH CHUYỆN BẢO TỒN

Đầu năm 2007, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã phê duyệt Dự án Bảo tồn buôn Buôr với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Dự án này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I được triển khai trong hai năm (2007-2008). Mục tiêu của giai đoạn I là khôi phục cảnh quan như: Trồng lại rừng thiêng, nạo vét ao hồ, sông suối, bảo tồn nhà cổ, dạy đánh cồng chiêng và các nghề truyền thống, tìm "đầu ra" cho các sản phẩm truyền thống của buôn... Phần khó hơn như các lễ hội truyền thống, kể khan, hát Aray, tiếp khách, xử luật tục... thì chỉ quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo kiểu sưu tầm.

Bước đầu, nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng đã được chuyển về cho chủ đầu tư là Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông để triển khai bốn hạng mục: Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; sửa chữa 10 ngôi nhà dài; nâng cấp bến nước và khôi phục giếng cổ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư mới chỉ triển khai xây dựng xong Nhà Văn hóa cộng đồng, một con đường vào buôn chưa đầy 300m và sửa chữa được hai ngôi nhà dài, một chiếc giếng cổ! Như vậy, vẫn còn "một núi" các mục tiêu, hạng mục rất quan trọng khác trong Dự án Bảo tồn buôn Buôr vẫn chưa được đả động tới trong khi, thời gian thực hiên dự án của giai đoạn I đã trôi qua từ lâu.

Khi nhìn vào bản báo cáo về tiến độ xây dựng công trình bảo tồn buôn Buôr do Sở VH-TT&DL gửi Bộ VH-TT&DL, chỉ thấy những hạng mục cỏn con như bờ rào, nhà văn hóa cộng đồng, nhà vệ sinh... là được triển khai tốt. Còn những hạng mục, mục tiêu trọng điểm thì vẫn còn bị bỏ ngỏ. Phải chăng do Sở VH-TT&DL Đắk Nông không đủ năng lực để triển khai Dự án Bảo tồn buôn Buôr nên xảy ra tình trạng ì ạch và thiếu đồng bộ như trên để rồi đến năm 2010, Bộ VH-TT&DL đã ngưng cấp thêm vốn cho dự án?

Liệu những giá trị văn hóa ở buôn Buôr bao giờ mới được bảo tồn và phát triển? Câu hỏi này xin nhường lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông.


Tháng 3-2011, Bộ Giao thông vận tải xác định phương án đổ bùn đất nạo vét luồng cảng tại hai vị trí: khu vực Nam Cát Hải (sau đê chắn sóng hai bến khởi động cảng) và khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

Tuy nhiên, đoàn tư vấn JICA (Nhật Bản) đã đề xuất thêm phương án đổ đất nạo vét xuống biển ở khu vực cách luồng khoảng 16km. Sau đó, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Thủ tướng đánh giá phương án này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển Hải Phòng và ảnh hưởng đến vùng biển Hạ Long nên TP không chấp thuận, đồng thời đề nghị Thủ tướng lựa chọn địa điểm đổ bùn đất tại KCN Nam Đình Vũ.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải lại có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng thống nhất địa điểm đổ đất nạo vét cảng tại KCN Nam Đình Vũ nhưng phải có thêm phương án đổ thải ra biển. Ngày 5-4-2012, UBND TP Hải Phòng ra văn bản thống nhất với Bộ GTVT về địa điểm đổ bùn đất nạo vét theo hai phương án trên, và có thêm phương án đổ bùn đất nạo vét ra biển.

Theo PGS.TS Đỗ Công Thung - trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường biển (Viện Nghiên cứu biển), phương án đổ bùn ra biển ở vị trí nào cũng không thể tránh được tác hại. Riêng tại đảo Cát Bà, từ việc đổ bùn có thể "khai tử" bãi giống thủy hải sản tự nhiên có giá trị bậc nhất về bảo tồn giống loài khu vực phía Bắc và các hệ sinh thái nổi bật toàn cầu.

"Đặc biệt, các loài quý hiếm như cá heo, bãi san hô... cũng có thể vì thế mà mất đi. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng đối với vịnh Hạ Long và các vùng lân cận" - ông Thung nói.

Ông Lê Văn Thành, phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết hiện Bộ GTVT và Bộ TN&MT vẫn đang tiếp tục khảo sát, đánh giá tác động và chưa có quyết định phương án đổ bùn cụ thể.

THÂN HOÀNG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét