Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Thi truong BDS Cho chieu, gia chua xuong nuoc

Giải pháp cho bất động sản năm 2011 Một đám đông khá lớn bất thình lình tấn công một chiếc siêu xe Ferrari F430 Spider khi đang di chuyển trên đoạn đường trong thành phố của Brazil. Giải pháp cho bất động sản năm 2011

Bán giá gốc vẫn ế ẩm

Anh Trần Nguyễn Huy - Trưởng phòng Kinh doanh Cty Địa ốc Đất Xanh, cho biết: Trong tháng 2, tại 2 dự án được rao bán tại sàn Đất Xanh, đã có 35 căn hộ Star City và 4 căn hộ tại dự án Royal City giao dịch thành công. Số lượng này có thể coi là lớn tại thời điểm này, khi có nhiều sàn "bán không được", anh Huy cho biết.

Điều này lý giải hiện tượng nhân viên bán hàng của các sàn giao dịch BĐS dốc sức mời gọi cộng tác viên để đẩy được hàng đi với giá gốc không còn là chuyện lạ nữa. Nếu như trước đây muốn mua được một căn hộ, khách có nhu cầu thực phải qua dăm bảy cầu với tiền chênh lệch cao có khi tương đương một căn hộ, thì nay việc bán hàng giá gốc đến tận tay khách hàng, dịch vụ tận tình, không còn là chuyện lạ. Lạ là dù chăm sóc và mời gọi kỹ nhưng hàng vẫn chịu cảnh mãi lực chậm, đặc biệt là dự án cao cấp.

"Cộng tác viên có khách cứ alô cho chúng tôi, khách mua giá gốc, không phải chịu chênh lệch, và người giới thiệu vẫn được nhận hoa hồng cho công dẫn khách" - Cán bộ phụ trách bán hàng một Cty BĐS chuyên bán các dự án cao cấp mời mọc.

Gấp rút ưu tiên tuyển thêm nhân viên bán hàng là cách mà các sàn, Cty BĐS đang làm nỗ lực nhằm cứu vãn cho thị trường đang lâm cảnh chợ chiều hiện nay.

Sẽ giảm giá khi nhu cầu dừng lại

Đó là nhận định của anh Nguyễn Thạch Ly - cán bộ tài chính một Cty thành viên thuộc TCty VINACONEX. Theo anh Ly, hiện tại, thị trường BĐS TP.HCM đang ở tình cảnh cung vượt cầu, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường BĐS Hà Nội cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Thời gian tới, rất nhiều dự án mới tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường và cuối năm 2011 và đầu năm 2012, thị trường sẽ tăng mạnh nguồn cung với ước tính hàng chục ngàn căn hộ. Cạnh tranh sẽ còn quyết liệt hơn hiện nay rất nhiều.

Kèm theo đó, quyết định thắt chặt tiền tệ đối với cho vay BĐS đang được coi là làm khó các chủ đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là giảm giá BĐS có phải là giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của thị trường và của DN hay không?

Các DN cho rằng, với những nhà đầu tư có chiến lược tài chính dài hạn, trường vốn thì không có gì phải lo lắng dù ngân hàng thắt chặt vốn vay. Tuy nhiên số DN có đủ tiềm lực, tự chủ được vốn không nhiều. Phần đông là nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng, tình trạng bán lúa non khi mới xong phần móng của hầu hết các dự án chứng tỏ rõ điều này.

Hầu hết các DN đều bán lúa non chứ mấy ai đợi hoàn thiện xong mới bán đâu. Khi bắt đầu bán lúa non, tiến hành thu tiền từng đợt của khách hàng, là DN đã có nguồn để trả nợ ngân hàng. "Khó khăn lớn nhất là đầu ra" - anh Nguyễn Thạch Ly nhận định. Theo đó, thị trường năm nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2010, vì ảnh hưởng lớn từ lãi vay cao, vật liệu tăng giá, riêng thép đã tăng giá vài lần. "Nếu tính thuận chiều, đầu vào tăng thì giá bán sẽ phải tăng, nhưng thực tế, BĐS đã liên tục tăng giá và hiện đã ở mức rất cao. Những người có đủ 2 - 3 tỷ đồng để mua chung cư đã vãn, không còn nhiều, trong khi số dự án đang xây dựng và hoàn thành của phân khúc căn hộ giá trung bình và cao cấp còn rất lớn. Đặc biệt là căn hộ cao cấp, gần chạm ngưỡng bão hòa rồi.

Còn theo anh Trần Nguyễn Huy, tình trạng ế ẩm là thực tế xảy ra với một số dự án giá quá cao, mãi lực kém. Tuy nhiên, với những dự án giá rẻ thì vẫn vô tư. DN ế hàng cầm vốn lâu sẽ càng khó khăn, đặc biệt khi lãi suất ở mức cao, phải chấp nhận bán hòa vốn để thu tiền trả nợ ngân hàng. TP.HCM, các DN đã ế hàng chục nghìn căn hộ, miền Bắc cũng khó tránh khỏi tình trạng này nếu như các dự án vẫn tiếp tục trong khi sức mua đã chạm ngưỡng. Khi đó muốn bán được hàng, DN buộc phải hạ giá. Còn khi giới đầu cơ còn sức mua, còn tiền để ôm hàng thì chừng đó người ít tiền vẫn chưa thể mua được.

Còn đại diện Cty Địa ốc Hùng Phát thì cho rằng, đứng về phương diện của sàn BĐS thì càng nhiều cung sàn càng mừng, vì khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn, bên cạnh giá cả là yếu tố quyết định đối với sức mua. "Nếu giá cả chịu giảm bớt, đến cuối năm thị trường nhà đất sẽ có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn".

Mat 5 ty USD tin dung cho bat dong san nam nay

Theo GS. Đặng Hùng Võ, kinh tế năm 2011 sẽ khó khăn không kém năm 2008. Việc kiểm soát lạm phát thông thường được thực hiện dưới ba giải pháp vĩ mô: giải pháp tiền tệ (tăng hoặc giảm nguồn cung ra thị trường), giải pháp tài khóa thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và giải pháp kiểm soát giá (áp đặt giá lên thị trường). Những biện pháp mà chính phủ đưa ra sẽ bám sát vào mục tiêu tổng quát là tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Dưới sự chi phối của các yếu tố vĩ mô, thị trường bất động sản năm 2011 phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tiền tệ, tài khóa, trong đó có cả việc giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng bất động sản. Ông Võ dự báo, thời gian tới đây chúng ta sẽ chứng kiến sự thoái vốn tạm thời trên thị trường bất động sản. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý cũng như năng lực tài chính để đối phó với tình trạng trên.

Phối cảnh một góc dự án Royal City của Vingroup

Ông Võ đưa ra ba gợi ý giải pháp cơ bản để các nhà đầu tư bất động sản phát triển luồng vốn của mình:

Thứ nhất, nhà đầu tư có thể huy động nguồn tiền cho thị trường bất động sản bằng hình thức mua bán "nhà trên giấy" hoặc một biến thể khác là hình thức vay vốn của người tiêu dùng và cam kết trả lại bằng nhà ở. Đây chính là phương thức mua bán bất động sản tương lai, phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ hai, động viên nguồn vốn đầu tư, hợp tác từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác vào bất động sản, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). "Giải pháp này không mang lại hiệu quả cao song lúc này việc hợp tác để có vốn giải cứu cho thị trường bất động sản đứng vững cũng là điều nên được xem xét", ông nói.

Phương án hữu hiệu thứ ba cần hướng tới là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài để tận dụng lãi suất thấp, thường chỉ từ 4-5%. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn nằm dưới dạng kịch bản bởi chưa được chính phủ phê duyệt.

Ông Võ cho biết thêm, trước đây chính phủ đã từng cho thí điểm thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài nhưng cái khó là luật pháp chưa cho phép. Chúng ta chưa có cơ chế sử dụng đất dành cho các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài không phải là nhà đầu tư vào Việt Nam.

Ông cho rằng, Chính phủ cần xem xét đề nghị Quốc hội sớm có những điều chỉnh về luật đất đai, tạo cơ chế cho phép việc thế chấp bất động sản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Có vậy mới làm cho thị trường bất động sản Việt Nam đứng vững.

Lạc quan thị trường bất động sản Hà Nội

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội "không đáng lo lắm" so với thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh bởi sức "cầu" ở Hà Nội dành cho cả nước chứ không chỉ cho người dân thủ đô. Bởi lẽ, nhu cầu bất động sản ở Hà Nội gắn với nền văn hóa, giáo dục, các dịch vụ xã hội mang tính cao cấp. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo giới đầu tư không chủ quan, ỷ lại và luôn phải chuẩn bị những giải pháp thực tế khi có biến động xấu xảy ra.

Ông Phạm Thanh Hưng, PTGĐ Tập đoàn Kinh doanh và Dịch vụ Bất động sản Thế kỷ nói, dư nợ cho vay trong bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 chiếm đến 47%, trong khi Hà Nội chỉ chiếm 16%, còn lại là các tỉnh thành phố khác. Như vậy, người dân thành phố Hồ Chí Minh dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao thị trường gặp khó khăn ngay. Còn ở Hà Nội, các nhà đầu tư sẽ không quá lo lắng thị trường bất động sản rơi vào tình trạng thiếu vốn để duy trì và hoạt động ổn định.

Ông Hưng cho biết, lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường bất động sản chính là các nhà đầu tư thứ cấp, hay lướt sóng. Vai trò của đối tượng này là khởi động dự án, tạo tính thanh khoản cao, làm cầu nối thông tin, cung cấp các nguồn vốn thứ cấp và kiểm chứng thị trường cho nhà đầu tư..

Thụy Nguyên

Người chủ chiếc xe chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, thì hàng loạt những chất liệu màu trắng đặc, nước, thức ăn… đã được nhóm người "nổi loạn" này ném lên xe biến chiếc xe từ màu đỏ thành một màu trắng toát. Theo một số người có mặt tại hiện trường cho biết, hầu hết những người tấn công chiếc siêu xe Ferrari F430 Spider đều trong tình trạng say xỉn sau khi tham dự lễ hội carnaval sôi động tại Brazil.

Chiếc Ferrari F430 Spider màu đỏ sau khi bị tấn công biến thành màu trắng

Sau khi tấn công xong chiếc F430 Spider, đám đông lại chạy tức tốc về phía trước định tấn công tiếp chiếc Porsche Panamera màu trắng và những chiếc xe khác. Tuy nhiên, những chủ điều khiển này đã kịp thời phát hiện âm mưu của đám đông và chạy thoát.

Mời các bạn cùng theo dõi video sau

Nếu không xem được video vui lòng bấm vào đây để tải và cài flash player


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét