Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Phi dich vu chung cu Ha Noi tiep tuc doi gia

(VOH) - Nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trong thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Đông Sài Gòn do Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch đầu tư sẽ chào bán sản phẩm trong quí 2/2012 tới đây. Thành phố yêu cầu việc chuyển đổi phải đảm bảo cân đối dân số khu vực, giao thông, hạ tầng, đảm bảo quy hoạch các công trình khu trung tâm. (VOH) - Nhằm thúc đẩy triển khai các dự án trong thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Đông Sài Gòn do Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch đầu tư sẽ chào bán sản phẩm trong quí 2/2012 tới đây.
Thế nhưng, từ sau Tết Nguyên đán đến nay nhiều khu chung cư bỗng dưng lại có sự điều chỉnh mức phí dịch vụ cao hơn khiến người dân bức xúc.

Giàu, nghèo cùng "khóc"

Theo quyết định số 4520/QĐ-UBND ngày 29.9.2011 của UBND TP Hà Nội quy định cụ thể về mức trần phí dịch vụ chung cư. Cụ thể, mức cao nhất là 4.000 đồng/m2/tháng, thấp nhất là 2.400 đồng/m2/tháng và một mức khác là 3.100 đồng/m2/tháng, mức giá dịch vụ tương ứng với dạng nhà chung cư, loại dịch vụ và thành phần công việc. Song, thành phố cho phép các chủ đầu tư tự đưa ra mức phí riêng, trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dân và tùy theo tình hình của từng khu mà tăng hợp lý.

Quy định là vậy, nhưng cho đến nay vấn đề thu phí này tại nhiều khu chung cư Hà Nội vẫn chưa thể có tiếng nói chung giữa chủ đầu tư và người dân. Bởi lẽ, chủ đầu tư đơn phương quy định mức giá sẽ thu, còn người dân thì phản đối với nhiều lý do.

Theo khảo sát của PV, ngay cùng một huyện Từ Liêm nhưng tại khu đô thị Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2 lại có sự chênh lệch về giá dịch vụ khiến người dân bức xúc bởi chất lượng những tòa chung cư đó là tương đương nhau.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố số 2, Mỹ Đình 1 cho biết: năm 2011, các hộ dân tòa nhà đang đóng mức phí dịch vụ là 70.000 đồng/tháng, thế nhưng sang năm 2012, tự nhiên mức phí được đơn vị quản lý nhà là Cty Quản lý Nhà và dịch vụ đô thị áp dụng mức giá 2.400 đồng/m2. Với giá này thì căn hộ có diện tích rộng nhất phải đóng hơn 280.000 đồng/tháng và căn diện tích nhỏ nhất cũng phải đóng trên 180.000 đồng/tháng.

Ông Vinh cho rằng, mức giá này so với năm trước tăng tới 3-4 lần, trong khi chất lượng không tăng là bất hợp lý. "Chúng tôi đã phải họp bà con tòa nhà lấy ý kiến và cùng làm đơn kiến nghị tới đơn vị quản lý, mới đây họ đã phải giảm giá xuống mức 100.000 đồng/tháng/căn hộ, tức là cao hơn trước 30.000 đồng/tháng", ông Vinh cho biết thêm.

Song, với mức giá 100.000 đồng/tháng, nhiều người dân tòa nhà B5 cho rằng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của các tòa chung cư khác trên cùng địa bàn.

Cụ thể, khu đô thị Mỹ Đình 2 do Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư, trước đây cũng thu 70.000 đồng/tháng mỗi căn hộ và sang năm 2012 cũng chỉ thu tăng lên mức 90.000 đồng/tháng/hộ. Cùng thuộc huyện Từ Liêm và cách nhau chỉ vài trăm mét nhưng chung cư An Lạc chỉ áp dụng giá mới là 60.000 đồng/tháng/hộ, tăng thêm 15.000 đồng/tháng.

Cuộc đấu tranh về đóng mức phí dịch vụ của cư dân ở chung cư cao cấp Keangnam, đường Phạm Hùng chưa đến hồi kết thì mới đây, chủ đầu tư là Cty TNHH Một thành viên Keangnam Vina lại "ép" người mua nhà phải nộp giấy xác nhận tất toán phí quản lý đi kèm trong bộ hồ sơ làm giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

Tuy nhiên, khi các hộ dân liên hệ với đơn vị quản lý tòa nhà để xin giấy xác nhận tất toán phí quản lý thì được trả lời là nếu mới tạm nộp phí quản lý theo mức 4.000 đồng/m2 mà thành phố yêu cầu thì chưa nhận được giấy xác nhận và do vậy hồ sơ xin cấp sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện. Ngược lại, những hộ dân nào nộp mức phí 18.800 đồng/m2 theo yêu cầu ban đầu của chủ đầu tư thì mới được cấp giấy xác nhận tất toán phí quản lý.

Trong khi đó, theo quy định pháp luật loại giấy tờ này không có trong danh mục hồ sơ làm sổ đỏ. Điều này khiến cư dân vô cùng bức xúc khi chủ đầu tư cố tình đưa ra điều phi lý để "ép" cư dân đóng mức phí quản lý cao ngất ngưởng.

Phải ràng buộc bằng hợp đồng

Hầu hết các hộ dân đều mong mỏi, các quyết định về việc thu phí cần có sự thống nhất với người dân, đồng thời phải phù hợp với lợi ích chung cũng như chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp. Nếu được hưởng chất lượng dịch vụ cao, họ sẵn sàng chi trả cho những cái họ được sử dụng. Sẽ chưa thể hết "đối đầu" giữa đơn vị quản lý tòa nhà với các hộ dân nếu như một bên cứ đơn phương áp giá.

Nói về điều này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong quy định của Nhà nước, phí quản lý chung cư phải được người mua nhà và người bán (tức chủ đầu tư) đồng thuận, Nhà nước không thể áp đặt một mức giá theo quy định.

Do đó, theo ông Hà trong hợp đồng mua - bán nhà phải luôn kèm theo phụ lục quy định những vận hành sau này. Đối với những trường hợp mua - bán nhà mà không kèm theo phụ lục hay những điều khoản thỏa thuận dịch vụ vận hành, Nhà nước sẽ can thiệp áp mức phí trần để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa cư dân và chủ đầu tư.

Song trên thực tế, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư trong vấn đề áp mức phí quản lý chung cư vẫn diễn ra như cơm bữa. Vì thế, cách tự bảo vệ duy nhất là người mua nhà chung cư phải xem kỹ những điều khoản trong hợp đồng trước khi quyết định mua.

Theo Nguyễn Lê
Lao Động

Xem thêm

Khu Đô thị Mỹ Đình: "Nóng" do phí dịch vụ chung cư

Những tưởng sau khi UBND TP Hà Nội ban hành quy định giá dịch vụ chung cư trên địa bàn vào tháng 9/2011, sức nóng do mâu thuẫn về giá dịch vụ tại các khu đô thị sẽ hạ nhiệt.

Nhà nước không nên "thả nổi" phí chung cư

Quan điểm "phí chung cư hãy để thị trường điều tiết" của sở Xây dựng TP.HCM đang được bàn luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Hà Nội: Nhiều chung cư chưa giảm phí dịch vụ

Quy định của UBND TP Hà Nội về trần giá dịch vụ nhà chung cư có hiệu lực đã một tháng, nhưng đến nay chưa được thực hiện nghiêm túc.


Một phần cảnh quan dự án Khu đô thị Đông Sào Gòn.

Dự án được phát triển trong giai đoạn đầu với 20 hécta với 85 căn biệt thự và 64 căn nhà phố. Ngoài ra, công ty cũng phát triển một khu thương mại, siêu thị kết hợp chung cư 7 tầng. Khoảng 100 tỷ đồng sẽ được đầu tư xây dựng khu công viên cảnh quan 5,3 hécta và trường tiểu học kết hợp khu thể dục thể thao gồm sân bóng đá mini, 2 sân bóng rổ, 2 sân tennis… Điểm đặc biệt của khu đô thị Đông Sài Gòn đó là tạo nên "Những ngôi nhà xanh" thân thiện với môi trường và "Những ngôi nhà thông minh" ứng dụng công nghệ hiện đại, lập trình sẵn sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng điện.

Được biết, dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn là một phần trong tổng thể của thành phố mới Nhơn Trạch có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD, với diện tích đất quy hoạch là 942 hécta. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành giải tỏa, đền bù và nộp tiền sử dụng đất cho diện tích gần 700 hécta.


UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương cho xem xét điều chỉnh chức năng một số công trình từ văn phòng, khách sạn sang căn hộ (bán hoặc cho thuê) hoặc từ căn hộ cho thuê sang căn hộ bán, nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư trước tình hình kinh tế có nhiều biến động.

Tuy vậy, UBND TPHCM yêu cầu điều kiện để có thể thực hiện sự chuyển đổi này là phải đảm bảo cân đối dân số khu vực, giao thông và hạ tầng xã hội đô thị; đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc các công trình thuộc Khu trung tâm hiện hữu thành phố (930ha)...

Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định khi chủ đầu tư các dự án được chuyển đổi công năng.

Sở Xây dựng và UBND các quận sẽ theo dõi, kiểm tra việc triển khai các công trình đúng theo quy hoạch được duyệt và Giấy phép xây dựng.
Nguồn VPUB TPHCM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét