Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Gia ca phe Viet Nam tang vi khan hiem, ca phe Indonesia giam sau

Theo công ty Volcafe, giá cà phê trên thị trường thế giới tuần qua biến động trái chiều. Thương vụ rất lớn trong tháng là AIT mua 10% cổ phần của CII. Ngoài ra, khối ngoại còn mua mạnh GAS và REE. Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội- SHS: Dao động tích lũy chờ đợi tín hiệu vĩ mô

Các khách hàng đã giảm giá cộng cho cà phê robusta của Indonesia lên tới 60% vì nguồn hàng chào bán tăng mạnh. Cà phê Indo loại 4, 80 lỗi giao trong tháng 6 và tháng 7 còn giá cộng 20 USD/tấn so với giá giao tháng 7 trên sàn NYSE Liffe ở London. Mức cộng của tuần trước là 50 USD/tấn.

Do đang là thời điểm thu hoạch rộ nên nguồn cung của Indonesia ra thị trường khá mạnh. Theo Volcafe, trong tuần này có khoảng 8.000 tấn cà phê được vận chuyển tới các cảng để xuất khẩu, không đổi so với tuần trước song tăng mạnh so với mức 6.000 – 6.500 tấn/tuần vào trung tuần tháng 5.

Với cà phê của nước ta, giao trong tháng 6 và tháng 7, mức giá tuần này được khách hàng trả ngang giá giao dịch trên sàn Liffe, tăng 10 USD so với tuần trước. Báo cáo của Volcafe cho thấy nguồn hàng còn lại của vụ 2011/12 tại các kho ngoại quan ở Tp. Hồ Chí Minh chỉ xấp xỉ 4,8 triệu bao loại 60 kg, trong khi còn tới 7 tháng nữa mới bước vào vụ thu hoạch 2012/13.

Các thương nhân thì cho biết việc mua hàng tại Việt Nam hiện rất khó khăn vì hầu như không có người chào bán. Trong tháng trước, xuất khẩu cà phê cả nước ước đạt 2,8 triệu bao.

Còn với Braxin, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, mức giá trừ lùi cho cà phê nhân của nước này đang bị nới rộng bởi vụ thu hoạch đã bắt đầu ở các vùng trồng chủ chốt.

Cà phê chất lượng tốt, giao tháng 7 và tháng 8 hiện trừ lùi 12 cent/lb so với giá kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE ở New York. Tuần trước, mức trừ lùi chỉ là 7 cent. Cà phê loại chất lượng vừa trong khi đó có mức trừ lùi tới 17 cent/lb, so với mức trừ lùi 15 cent của tuần trước.

Được biết trong năm nay, Braxin kỳ vọng sẽ thu hoạch tối thiểu là 50,4 triệu bao cà phê, mức cao chưa từng có trong lịch sử. Thông tin này cũng đã khiến cho giá cà phê arabica sụt giảm 30% kể từ đầu năm tới nay.

Trên sàn Liffe, chốt ngày 1/6, giá cà phê robusta giao tháng 7 đứng ở 2.158 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 là 2.143 USD/tấn. Trên sàn ICE, giá cà phê arabica giao tháng 7 còn 1,576 USD/lb - thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.

Nguyễn Hằng

Theo TTVN/Bloomberg


Trong tháng 5, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài nhìn chung khá trầm lắng.

Họ mua ròng 134 tỷ đồng tại HoSE và 167 tỷ đồng tại HNX. Tuy nhiên, nếu tính cả thương vụ AIT mua cổ phần của CII thì tổng giá trị mua ròng trong tháng vẫn đạt gần 600 tỷ đồng.

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá trị mua ròng của khối ngoại tại sàn HoSE chỉ đạt 240 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là các cổ đông lớn của Sacombank (ANZ, Chang Hen Jui…) đã bán ra hơn 145 triệu cổ phiếu, tương đương 2.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VIC cũng bị bán ròng 770 tỷ đồng.

Phía ngược lại, khối ngoại mua mạnh MBB, VCB, MSN…

Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE qua các tháng
(Đơn vị: Tỷ đồng)

PV Gas lên sàn ngay lập tức đã thu hút lượng cầu từ nhà đầu tư nước ngoài. Họ đã mua ròng 4,3 triệu cổ phiếu GAS , tương đương 171 tỷ đồng.

Mặc dù IPO từ cuối năm 2010 nhưng PV Gas vẫn chưa tìm được cổ đông chiến lược nước ngoài. Hiện khối ngoại sở hữu 0,54% cổ phần của PV Gas.

Một mã khác được mua ròng trên 100 tỷ là REE , với 6,33 triệu cổ phiếu, trị giá 107 tỷ đồng.

Platinum Victory Pte Ltd – một công ty có trụ sở ở Singapore – đã mua mua lại 5 triệu cổ phiếu quỹ do REE bán ra. Hiện tổ chức này là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 17,3 triệu cổ phiếu, tương đương 7% vốn điều lệ của REE.

Hiện khối ngoại đã nắm giữ tới 48,3% cổ phần của REE. Do lượng room còn lại không còn nhiều nên REE đã bị loại khỏi danh mục của quỹ FTSE Vietnam ETF . Hai cổ phiếu khác là PET và KDH cũng bị loại ra khỏi chỉ số trong khi không mã nào được bổ sung.

Các mã khác được mua ròng nhiều là MBB (81 tỷ), VND (70 tỷ), VCF (64 tỷ)…

Top 10 mua ròng và bán ròng trong tháng
(chưa bao gồm thương vụ AIT mua cổ phần của CII)
Thương vụ lớn nhất trong tháng của nhà đầu tư ngoại là AIT Pte Ltd đã mua 6,43 triệu cổ phiếu CII với giá 44.000 đồng/cp, tương ứng giá trị hơn 280 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thương vụ này được thực hiện tại Trung tâm lưu lý chứng khoán nên đã không có dữ liệu giao dịch của HoSE. Sau đó, AIT đã mua thêm hơn 1 triệu cổ phiếu nữa, qua đó nắm giữ 10% cổ phần của CII.
Kể từ khi AIT mua cổ phần, giá cổ phiếu CII đã giảm liên tục, từ trên 40.000 xuống còn 29.000 đồng vào ngày 1/6.
Phía bán ròng, các mã bị bán nhiều nhất là BVH (2,84 triệu đơn vị - 158 tỷ đồng), VIC (0,88 triệu đơn vị - 88 tỷ), DRC (2,27 triệu đơn vị - 72 tỷ)…

Bên ngoài thị trường niêm yết , Intel Capital thông báo rót 17 triệu USD vào CTCP Truyền thông Việt Nam (VC Corp) và một công ty thương mại điện tử của Singapore .

Tháng 10/2006, ngay trước thời điểm FPT lên sàn, Intel Capital và TPG Venture đã rót 36,5 triệu USD vào công ty này.

KAL

Theo TTVN


Thị trường tuần qua đón nhận khá nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ. Cụ thể, 1/ NHNN tiếp tục giảm 1% các lãi suất chủ chốt và dự kiến tiếp tục giảm trần lãi suất huy động xuống 9% trong thời gian tới; 2/ Chính phủ duy trì mục tiêu tăng trưởng 6-6.5% trong năm 2012 trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn khá lớn; và 3/ Theo thông tin từ cuộc họp của NHNN với G14, NHNN sẽ thành lập công ty mua bán nợ với tổng số nợ mua khoảng 100.000 tỷ đồng, tương đương giá trị khoản nợ xấu toàn hệ thống đến thời điểm cuối tháng 4.

Thị trường tuần qua dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp. Nhà đầu tư có chiều hướng thận trọng, chờ đợi tín hiệu cải thiện cụ thể của yếu tố vĩ mô. Tâm lý này khiến thị trường giao dịch trầm lắng, áp lực cung giá thấp không nhiều nhưng lực cầu rất hạn chế, phần lớn chỉ chờ mua tại mức giá thấp.

Trong bối cảnh vĩ mô hiện tại, yếu tố chủ đạo được quan tâm là sự cải thiện của dòng tín dụng và hàng tồn kho – những chỉ báo cho thấy tín hiệu khả quan hơn về sức cầu toàn nền kinh tế. Thực tế các giải pháp vĩ mô cả về chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ đang đi đúng hướng. Chi tiêu Chính phủ được đẩy mạnh sẽ tác động tích cực đến tổng cầu, cũng như tác động thúc đẩy các ngành nghề có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Việc giảm lãi suất huy động cũng như xử lý khoản nợ xấu toàn hệ thống sẽ giúp Ngân hàng giảm chi phí vốn và bớt chặt chẽ hơn trong các tiêu chuẩn cấp tín dụng đối với doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy dòng tín dụng.

Thị trường dao động hẹp, kết hợp với thanh khoản giảm mạnh cho thấy áp lực cung giá thấp không nhiều, tuy nhiên lực cầu sẵn sàng mua còn hạn chế, phần lớn chỉ chờ tại mức giá thấp. Thị trường có tín hiệu tích cực hơn trong phiên giao dịch cuối tuần, khi chỉ số Index giảm đến đường biên trên của vùng hỗ trợ, cũng như nhà đầu tư phản ứng tích cực trước cuộc họp của NHNN. Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp cho thấy quan điểm thận trọng còn phổ biến. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn chưa cho tín hiệu mới về sự thay đổi xu hướng thị trường.

Chứng khoán Đầu tư Việt Nam-IVS: Vnindex là 410 – 413 và Hnx là 68 – 70 sẽ là vùng hỗ trợ mạnh

Mẫu Spining Top xuất hiện sau phiên giảm mạnh trước đó cho thấy tâm lý thị trường đã ổn định trở lại biểu hiện ở biến động giá nhỏ và khối lượng giao dịch ở mức thấp. Chúng tôi nhận thấy giao dịch chỉ thực sự ở nhóm cổ phiếu có tính thanh khoản cao và nhạy với thị trường, trong khi đa phần cổ phiếu khác thì không giao dịch hoặc treo ở các mức giá với lệnh Mua, Bán chênh lệch lớn cho thấy động thái của NĐT đang chuyển từ giao dịch ngắn hạn sang dài hạn hơn. Chỉ báo kỹ thuật trong phiên hôm nay tiếp tục không ủng hộ giá khi chỉ báo tương quan giữa mua bán RSI, STO tiếp tục cho tín hiệu giảm giá, trong khi đó chỉ báo xu hướng ADX đi ngang và MACD hướng xuống cho thấy xu hướng điều chỉnh tiếp tục được duy trì.

Thông tin lãi suất có thể giảm thêm 1% vào cuối tháng, NHNN thành lập công ty mua bán nợ với số nợ mua khoảng 100 nghìn tỷ và chính phủ tiếp tục bơm thêm 120 nghìn tỷ vào nền kinh tế trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng. Theo chúng tôi những thông tin trên sẽ giúp hỗ trợ thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì thị trường vẫn chịu áp lực giảm ngắn hạn. Vì vậy NĐT tiếp tục duy trì tỷ lệ tiền và chứng khoán ở mức hợp lý, cân nhắc mua ở mã có cơ bản tốt và nhóm ngành được hưởng lợi từ chính sách và tăng dần tỷ trọng khi có tín hiệu tích cực về giá và thanh khoản trên thị trường. Vùng giá với Vnindex là 410 – 413 và Hnx là 68 – 70 sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của chỉ số trong thời gian tới.

Chứng khoán Sài Gòn-SSI: Mốc 425,65 điểm có khả năng sẽ được kiểm định lại vào tuần tới

Thêm phiên giảm điểm thứ 2 của chỉ số Vn-Index sau khi có phiên tăng điểm với khối lượng thấp kém. Chốt phiên chỉ số giảm nhẹ 0,4 điểm (-0,09%) xuống mốc 428,8 điểm với 101 mã tăng giá, 81 mã giữ tham chiếu và 130 mã giảm giá.

Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục thụt giảm khá mạnh một phần tác động đến sức cầu không mấy mặn mà ở giai đoạn hiện tại. Chỉ số có lúc tăng lên trên mốc 432 điểm nhưng cung lại gia tăng đẩy Vn-Index giảm dần vào cuối phiên và hình thành nến Small Black Candle. Khối lượng giao dịch ở mức gần 40,4 triệu đơn vị, giảm nhẹ hơn 11% so với phiên trước. Mốc thấp nhất của tuần trước 425,65 điểm vẫn được giữ và tính thanh khoản tiếp tục giảm dần, mặc dù giảm khá nhưng vẫn chưa về mức cạn kiệt như hồi tháng 1 đầu năm.

Chỉ số Vn-Index đi theo nhịp 1 phiên tăng và sau đó có tới 2-3 phiên giảm đang thách thức các nhà đầu tư lướt sóng tìm kiếm lợi nhuận trong xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc. Sóng hồi phục thường hình thành ở phiên tăng điểm với sự gia tăng mạnh của khối lượng và nhà đầu tư lướt sóng T+4 cần xác định đúng thời điểm và mức giá để hạn chế rủi ro của các phiên tạo bẫy tăng giá.

Chúng tôi cho rằng mốc 425,65 điểm có khả năng sẽ được kiểm định lại vào tuần tới.

Hải An

Theo TTVN/Bản tin các công ty Chứng khoán


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét