Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chau Au Se ap thue giao dich tai chinh

TT - Nghị viện châu Âu vừa thông qua nghị quyết với đa số áp đảo, trong đó kêu gọi áp thuế đánh vào các giao dịch tài chính trên phạm vi toàn Liên minh châu Âu (EU), một biện pháp bị Anh phản đối dữ dội. Đồng chí Bùi Đức Long, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định kiểm tra tiến độ thi công dự án Bệnh viện 700 giường. Ảnh: mỹ bình Phác thảo tác phẩm bản đồ hành chính huyện Trường Sa ghép từ hạt cà phê

Châu Âu: Sẽ áp thuế giao dịch tài chính

Một thành viên phong trào Occupy (Chiếm lấy...) biểu tình bên ngoài trụ sở Ngân hàng Anh ở London để phản đối sự tham lam của giới ngân hàng - Ảnh: Reuters

Theo báo Wall Street Journal , với tỉ lệ bỏ phiếu 487-152 và 46 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu đã kêu gọi áp thuế giao dịch tài chính (FTT) liên ngân hàng trên phạm vi toàn EU từ năm 2015. Uỷ ban châu Âu (EC) ước tính FTT có thể đem lại cho ngân sách EU khoảng 80 tỉ euro/năm (hơn 100 tỉ USD) kể từ năm 2020.

Các nghị sĩ châu Âu nhấn mạnh kể cả khi toàn bộ 27 nước thành viên EU không đồng thuận với FTT, một nhóm quốc gia ủng hộ vẫn sẽ áp thuế này từ năm 2015. Danh sách các nước ủng hộ FTT có Pháp, Đức, Bỉ, Áo, Phần Lan, Hi Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Anh là quốc gia phản đối kịch liệt nhất.

"FTT sẽ giúp hàn gắn lại mối quan hệ đã bị đổ vỡ giữa ngành tài chính và người dân bình thường - Cao uỷ thuế EU Algirdas Semeta nhận định - Việc các tổ chức tài chính phải đóng góp để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính do họ góp phần gây ra là điều hoàn toàn hợp lý". Theo ông Semeta, FTT sẽ giúp EU huy động vốn để đầu tư vào các dự án thúc đẩy tăng trưởng.

Đánh vào chứng khoán

Theo đề xuất của EC, EU sẽ đánh thuế 0,1% đối với các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu giữa các ngân hàng, 0,01% đối với các giao dịch chứng khoán phái sinh. Nhà đầu tư không thuộc EU cũng phải đóng thuế khi mua bán chứng khoán có nguồn gốc châu Âu. Tuy nhiên, các quỹ hưu trí được miễn FTT.

Báo Guardian của Anh cho biết từ trước đó, giới ngân hàng - tài chính châu Âu đã phản đối dữ dội FTT. Một số ngân hàng dẫn vài khảo sát sơ bộ khẳng định mức thuế 0,1% đánh vào giao dịch chứng khoán sẽ kéo GDP của EU giảm 1,7%. Tuy nhiên, theo EC, tác động tối đa của FTT đối với GDP sẽ rất ít ỏi. Kết quả khảo sát mới nhất của EC khẳng định FTT chỉ áp vào giao dịch giữa các ngân hàng, không động đến các công ty phát hành cổ phiếu. FTT chủ yếu nhắm vào các đối tượng buôn nóng cổ phiếu để kiếm lợi như các tay giao dịch trên sàn chứng khoán, quỹ đầu tư, phòng giao dịch tài sản của các ngân hàng... Đây chính là những thủ phạm đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngược lại, những đối tượng giữ cổ phiếu lâu dài như quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm... sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

EC nhấn mạnh FTT sẽ không hề tác động đến nền kinh tế thực, bởi lẽ thuế này chỉ đánh vào chứng khoán chứ không hề động đến các giao dịch như trả tiền lương, cho vay doanh nghiệp và tư nhân... Chuyên gia tài chính Avinash Persaud thuộc Trường kinh doanh London nhận định FTT sẽ giúp châu Âu ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính.

"Hơn nữa, trong thời điểm nhiều quốc gia khối đồng euro rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa chủ yếu do đổ tiền vào giải cứu các ngân hàng, việc ngành tài chính đóng góp chút ít và chấp nhận các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng là điều cần thiết" - chuyên gia Persaud nhấn mạnh và cho rằng FTT có thể giúp EU tăng GDP thêm 0,25%.

Anh quyết chống

Theo báo Telegraph, ngày 24-5 Thủ tướng Anh David Cameron đã kịch liệt chỉ trích nghị quyết của Nghị viện châu Âu. "FTT là một ý tưởng tồi - ông Cameron tuyên bố - Nó sẽ làm tăng chi phí bảo hiểm, hưu trí của người dân, dẫn tới tình trạng mất việc làm hàng loạt và khiến châu Âu đánh mất tính cạnh tranh. Tôi sẽ chống lại nó".

Giới quan sát cho rằng sở dĩ ông Cameron lo ngại chủ yếu vì FTT sẽ ảnh hưởng đến vị thế của London, trung tâm tài chính toàn cầu, nơi đặt trụ sở của rất nhiều ngân hàng khổng lồ. Trước đó, một số tổ chức tài chính ở Anh đe doạ sẽ chuyển các giao dịch tài chính ra nước ngoài để né FTT. Tuy nhiên, nghiên cứu do EC công bố tháng 5-2012 đã cảnh báo các ngân hàng sẽ mất hết khách hàng châu Âu nếu làm như vậy.

Trang European Voice chỉ rõ những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới như Brazil, Hàn Quốc hay Ấn Độ đều áp FTT và GDP vẫn tăng trưởng cao. Năm 2011, ước tính 40 quốc gia áp thuế FTT đã huy động được khoảng 38 tỉ USD. Dư luận châu Âu nhìn chung ủng hộ mạnh mẽ FTT. Kết quả khảo sát Eurobarometer do EC thực hiện năm ngoái đã cho thấy 61% trong số 27.000 người châu Âu được hỏi đều ủng hộ FTT. Riêng tại Anh, tỉ lệ người muốn có FTT là 65%. Kết quả khảo sát tương tự của Hãng nghiên cứu thị trường YouGov cho thấy cứ năm người ở Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý thì có bốn người cho rằng ngành tài chính phải có trách nhiệm đền bù cho những tổn thất đã gây ra trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Dung de cong trinh trong diem bien thanh 'cong trinh the ky'

-

Công trình Bệnh viện 700 giường được chia làm 3 gói thầu BVH1 (Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú - Hành chính và nghiệp vụ kỹ thuật), BVH2 (Khoa ngoại sản; nhà cầu nối giữa nhà 2 và 3; nhà cầu nối giữa nhà 2 và 4), BVH3 (Khoa nội nhi). Với gói thầu BVH1, đơn vị nhận thầu là Công ty cổ phần Xây dựng số 12 Vinaconex và Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC, thời gian hoàn thành là ngày 15/1/2011. Song đến nay, theo Ban Quản lý xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định, các nhà thầu mới xây dựng xong phần thô, đang triển khai phần hoàn thiện (phần tường phía ngoài, nền và lắp đặt điện nước); hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn đang lắp dựng phần ống, họng nước chữa cháy. Với gói thầu BVH2, qua hơn nửa thời gian hợp đồng, nhà thầu vẫn đang triển khai thi công phần móng trong đó giá trị khối lượng mới hoàn thành chỉ đạt 1/10 giá trị hợp đồng. Còn gói thầu BVH3, tính đến trung tuần tháng 5 (sau gần 1/2 thời gian hợp đồng), đơn vị thi công cũng đang làm phần móng với giá trị khối lượng hoàn thành thực tế bằng 1/7 giá trị hợp đồng.

Bức xúc trước tình trạng trên, nhiều người dân Nam Định đang đặt câu hỏi: Liệu công trình tầm cỡ khu vực này bao giờ được hoàn thành? nên chăng các ngành chức năng cần vào cuộc mạnh hơn để công trình có ý nghĩa lớn trên không biến thành "công trình thế kỷ".

lTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2011 tỉnh được Trung ương giao kinh phí 175 tỷ đồng, trong đó 54 tỷ đồng thuộc vốn Trái phiếu Chính phủ để triển khai 16 hạng mục công trình xây dựng cơ bản và 46 công trình thủy lợi mang tính bức xúc ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất, trong đó 45 công trình thủy lợi do các huyện, thành phố làm chủ đầu tư với chiều dài gần 120.000 mét, khối lượng kênh mương nạo vét khoảng 1,3 triệu mét khối, kinh phí hơn 22 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn của Trung ương đầu tư, tỉnh Cà Mau sử dụng nguồn vốn cấp bù miễn thủy lợi phí đầu tư xây dựng 136 công trình thủy lợi, chia làm 3 đợt triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay; chủ yếu là nạo vét kênh mương, sửa chữa hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt và mua sắm máy móc phục vụ vận hành hệ thống thủy lợi khép kín trong toàn vùng. Thế nhưng, đến nay chỉ có 7 công trình thủy lợi được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.

Sự chậm trễ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của bà con nông dân.

Mỹ Bình, Kim Há

Ban do huyen Truong Sa ghep tu hat ca phe

Theo đơn vị tổ chức, tác phẩm sẽ là sự kết hợp giữa các họa tiết tạo sự liên tưởng đến một cuốn chiếu thư của triều đình cử Hải đội Bắc Hải kiêm quản Trường Sa xưa kia trên nền bản đồ quần đảo Trường Sa với những hình ảnh tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim hạc…

Bản đồ được ghép lại từ nhiều mảnh nhỏ được thực hiện bằng các hạt cà phê, màu sắc chủ yếu của tấm bản đồ dựa trên màu của hạt cà phê. Bức bản đồ tổng thể sau khi hoàn thành sẽ có kích thước dự kiến 3m x 6m (tương đương 18m2).

Tác phẩm được thiết kế bởi các hội viên thuộc Hội Mỹ Thuật Việt Nam cùng sự tham gia đông đảo của người dân ở mọi tầng lớp xã hội và mọi lĩnh vực khác nhau.

Tác phẩm dự kiến sẽ hoàn thành đúng vào ngày khai mạc Festival Biển 2011 và được trưng bày tại Quảng Trường 2/4 (TP Nha Trang, Khánh Hòa).

Nguyễn Thành Chung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét